Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THPT

2.3.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THPT huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội Thạch Thất - TP. Hà Nội

Trong những năm qua, cùng với sự phát triện kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục THPT ở huyện Thạch Thất đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước đã và đang đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, về trang thiết bị dạy học cho các trường THPT. Trong hoạt động của các trường, ngoài công tác giáo dục, công tác bồi dưỡng GV và bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm và đã đạt được những kết quả bước đầu. Hoạt động bồi dưỡng GV hàng năm đã được chú trọng đổi mới về nhiều mặt.

a. Về nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua, các trường THPT Huyện Thạch Thất đã tích cực bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ. Sở giáo dục, cụm trường đã lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, mang tính đồng bộ để triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV. Những nội dung bồi dưỡng bao gồm:

* Bồi dưỡng qui chế chuyên môn. * Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. * Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

* Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiên tiến. * Bồi dưỡng ứng xử sư phạm.

* Bồi dưỡng tin học và sử dụng công nghệ thông tin.

Khi lựa chọn nội dung bồi dưỡng GV tính áp đặt từ phía các cấp quản lý giáo dục và hiệu trưởng các nhà trường đã giảm đi nhiều. Tuy chưa nghiên cứu, điều tra kỹ nhu cầu bồi dưỡng của GV song trước khi tiến hành công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bồi dưỡng lãnh đạo nhà trường đã tham khảo đội ngũ GV xem họ cần bồi dưỡng cái gì và bản thân từng người GV còn hạn chế về tiêu chí nào của từng tiêu chuẩn so với quy định của chuẩn GV.

Qua thăm dò ý kiến của 50 GV ở 4 trường THPT huyện Thạch Thất cũng cho thấy hầu hết GV cho rằng nội dung bồi dưỡng của Sở Giáo dục - Đào tạo cũng như của nhà trường trong nhiều năm qua mới chỉ tập trung vào vấn đề nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo dục chính trị tư tưởng. Những nội dung khác như: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục và phát triển nghề nghiệp chưa được quan tâm thích đáng. Đặc biệt trong hoạt động bồi dưỡng GV còn ít quan tâm bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ và bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên môn, thực tiễn.

b. Về hình thức bồi dưỡng giáo viên

Qua thăm dò ý kiến 50 GV của cả 4 trường ở huyện Thạch Thất có kết quả sau:

Bảng 4: Kết quả điều tra về hình thức bồi dưỡng giáo viên

Số TT Các hình thức bồi dƣỡng Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp SL % SL % SL % 1 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao (Tiến sĩ, thạc sĩ) 2 4 26 52 22 44 2 Bồi dưỡng theo chuyên đề 17 34 24 48 9 18 3 Bồi dưỡng theo hình thức tự học 11 22 32 64 7 14 4 Bồi dưỡng qua hội thảo, hội thi, hội giảng 16 32 30 60 9 18 5 Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ bộ môn 9 18 28 56 13 26 6 Bồi dưỡng qua chương trình hàng năm của sở 3 6 31 62 16 32 Nhìn vào kết quả bảng 4 cho thấy trong 6 hình thức bồi dưỡng trên những GV được hỏi cho rằng những hình thức bồi dưỡng qua hội thảo, hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thi, hội giảng là phù hợp nhất. Tiếp theo là các hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề, tự bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch của Sở được đánh giá là ít phù hợp hơn. Sự đánh giá này có thể xuất phát từ thực tiễn tổ chức các đợt bồi dưỡng GV của Sở hàng năm ít được đổi mới, mất thời gian song hiệu quả lại thấp.

c. Về phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

Để thực hiện những nội dung bồi dưỡng do Sở và nhà trường quy định, hàng năm tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể về đội ngũ của mỗi trường, hiệu trưởng các trường THPT đã vận dụng các phương pháp bồi dưỡng sau:

* Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp. * Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp * Phương pháp bồi dưỡng giao việc

* Phương pháp phân công GV giỏi giúp đỡ GV mới.

Mặc dù đã nêu ra những phương pháp bồi dưỡng trên song thực tế chỉ đạo và quản lý các phương pháp bồi dưỡng của các trường còn hạn chế. Trong quá trình bồi dưỡng phần lớn sử dụng những phương pháp truyền thống, thiếu vắng những phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập, thảo luận của GV trong quá trình bồi dưỡng còn mang tính hình thức nên đã hạn chế đến hiệu quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 50 - 52)