Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6.Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động

giảng viên của các tổ chuyên môn

* Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV của các tổ chuyên môn, tránh lãng phí, trùng lập nội dung bồi dưỡng, giúp GV tham gia bồi dưỡng thu được kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt nhất, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa của bản thân GV.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Kiểm tra là chức năng cơ bản của quản lý nhà trường nhằm giúp cho hiệu trưởng nắm bắt được thực trạng tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng của các tổ chuyên môn để từ đó lựa chọn được biện pháp chỉ đạo, tác động và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, các hiệu trưởng cần chú ý những vấn đề sâu đây:

- Kiển tra việc thực hiện kế hoạch công tác bồi dưỡng GV của các tổ bộ môn sau khi kết thúc kỳ học, năm học.

- Kiểm tra việc thực hiện các hình thức bồi dưỡng GV của các tổ bộ môn: trao đổi chuyên môn, phương pháp dạy học, dự giờ giảng, sinh hoạt chuyên đề, hình thức tự học, tự bồi dưỡng của GV.

- Đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng GV của các tổ bộ môn thông qua kết quả đạt được theo 6 tiêu chuẩn quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa hiệu trường và tổ trưởng bộ môn, làm rõ chức năng quyền hạn của tổ trưởng bộ môn trong công tác bồi dưỡng GV.

- Tác động và điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng GV thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Gắn kết quả hoạt động bồi dưỡng GV của các tổ chuyên môn và của từng GV với việc bình bầu các danh hiệu thi đua, với cơ chế chính sách.

- Cùng với việc kiểm tra cần lập hồ sơ theo dõi quá trình công tác sau khi bồi dưỡng để nắm được những chuyển biến về năng lực nghiệp vụ chuyên môn, từ đó làm cho GV có đích phấn đấu. Vì vậy ngay từ khi lập kế hoạch công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình bồi dưỡng và sau khi tổ chức bồi dưỡng, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá năng lực của cán bộ GV với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi giáo viên. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp quản lý cấp trên và trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho công tác bồi dưỡng.

Ngoài ra trong quá trình kiểm tra giám sát hiệu trưởng cần thực hiện thêm một số biện pháp mang tính hỗ trợ như:

+ Biện pháp tâm lý: Hiệu trưởng cần động viên, kích thích tính tự giác, tính tích cực học tập, tự BD của GV, phải thực sự công bằng, công khai trong quản lý điều hành, động viên kịp thời những cố gắng, những thành tích của GV trong công tác cũng như trong giảng dạy, cần có những quy định về mức khen thưởng đối với những GV có thành tích cao trong việc tự học, tự BD nâng cao trình độ. Khi hiệu trưởng “biết khơi dậy nội lực ham học, tìm đọc, tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu” của GV, vừa làm mục đích vừa làm phương tiện để BD đội ngũ thì không những chất lượng học tập của đội ngũ ngày càng có hiệu quả mà chất lượng của học sinh cũng ngày càng được khẳng định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Biện pháp hành chính: Căn cứ vào pháp lệnh cán bộ công chức, Luật GD, Điều lệ trường trung học, các quy chế, hướng dẫn đánh giá xếp loại GV, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch phát triển nhà trường, Hiệu trưởng cần yêu cầu mỗi GV xây dựng cho mình kế hoạch BD, tự BD, đào tạo trên chuẩn. Đồng thời nhà trường cần có những biện pháp để hỗ trợ GV thực hiện kế hoạch này.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 74 - 76)