Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển độ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển độ

viên các trường THPT Thạch Thất từ nay đến 2015

* Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng đội ngũ GV các trường THPT ở huyện Thạch Thất từ nay đến 2015 vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu quy định về chuẩn hóa GV của Bộ GD&ĐT.

* Nội dung và cách thực hiện.

Để hoàn thành được nhiệm vụ do Sở GD&ĐT giao phó, các nhà trường phải đào tạo và bồi dưỡng GV có chất lượng về tri thức, kỹ năng làm việc, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nhà trường, tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi. Thống nhất hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên từ bồi dưỡng phẩm chất chính trị đến bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kết hợp công tác tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và năng lực cá nhân. Kết hợp hài hoà giữa tập thể và ý thức trách nhiệm của cá nhân, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với yêu cầu phát triển của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có đội ngũ GV ổn định và đảm bảo những yêu cầu trên cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ của từng trường THPT trên cơ sở tiến hành những nhiệm vụ sau đây:

+ Tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để ưu tiên tuyển người địa phương: Đối với các trường giải pháp này sẽ góp phần ổn định đội ngũ GV trong các trường THPT. Mặt khác nếu là người địa phương thì họ sẽ yên tâm công tác hơn, họ sẽ có điều kiện dành nhiều thời gian cho công việc và đầu tư cho hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Tuyển chọn GV có nhu cầu, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao về trường công tác: Giải pháp này giúp hiệu trưởng các trường tìm được những cán bộ tâm huyết với nghề, với đơn vị mà họ đang quản lý. Khi GV có nhu cầu về công tác thì chính nhà trường đã có được sự đồng thuận từ phía họ, do đó sẽ thuận lợi cho phân công và điều hành công việc.

+ Tạo điều kiện cho GV ổn định làm việc tại trường lâu dài: Đây là một việc làm không dễ bởi mỗi một GV có một tính cách và hoàn cảnh sống riêng biệt, do đó nếu hiệu trưởng hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của họ, nắm bắt những nhu cầu cơ bản của mỗi người, của tập thể GV thì khi đó hiệu trưởng mới có thể xây dựng được kế hoạch làm việc một cách phù hợp với tập thể sư phạm nhà trường cũng như mỗi người thầy giáo.

+ Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng GV trên cơ sở đánh giá khách quan về chất lượng đội ngũ và tham khảo nhu cầu bồi dưỡng của GV.

+ Cử GV đi học để nâng cao trình độ: Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ thì giải pháp cử GV đi học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác là vấn đề cốt yếu để có một đội ngũ GV ổn định về chất lượng. Do đó hiệu trưởng các trường phải có kế hoạch và tiêu chí cụ thể để cử GV đi học nâng cao trình độ, đảm bảo công bằng, khách quan để người được đi học bồi dưỡng và người không được xét đi học đều cảm thấy thoả đáng với tiêu chí mà nội bộ nhà trường đưa ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phân loại đối tượng GV cần bồi dưỡng: Vấn đề ở đây là không chỉ chọn người có trình độ tốt để bồi dưỡng thêm, hoặc những GV còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ để tiếp tục bồi dưỡng, mà cần phải lưu tâm tới những GV có tâm huyết, gắn bó lâu dài với nhà trường để sau thời gian bồi dưỡng họ tiếp tục trở lại công tác tại đơn vị, hạn chế việc cử những GV chưa thật sự ổn định đi bồi dưỡng để không làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đội ngũ GV của nhà trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 63 - 65)