. Có độ chính xác tương đối cao nếu thông tin thu thập được là chính xác
3.1.1. Thực trạng SXKD tại công ty
3.1.1.1. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai tài nguyên rừng
- Tại các tỉnh Đông Nam Bộ : 5.300 ha đất và rừng. - Tại tỉnh Lâm Đồng : 12.880 ha đất và rừng. - Tại ĐắkLắk : 10.900 ha đất và rừng. - Tại Đắk Nông : 2.000 ha đất và rừng. Kế hoạch phát triển dài hạn của CTCP tập đoàn Tân Mai đến năm 2020 đã được lập ra phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Công nghiệp ngày 30/01/2007 là:
- Đưa CTCP tập đoàn Tân Mai trở thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam, ngang tầm với các tập đoàn kinh tế thế giới.
- Sản phẩm chủ lực là giấy in báo và giấy tráng phấn, kết hợp phát triển giấy bao bì, giấy in, giấy viết cao cấp, giấy tissue.
- Phát triển sản xuất bột hóa tẩy trắng (BHKP) và bột hóa nhiệt cơ (CTMP) gắn với các vùng nguyên liệu giấy tập trung.
- Tăng trưởng sản xuất gắn với quy mô lớn và trình độ công nghệ hiện đại.
- Mở rộng vùng nguyên liệu, gắn vùng nguyên liệu với khai thác các dịch vụ liên quan như du lịch sinh thái.
* Bột từ gỗ : 560.000 tấn/năm. + Bột CTMP : 360.000 tấn/ năm. + Bột mài : 200.000 tấn/năm. * Bột từ giấy tái chế (OCC + DIP) : 170.000 tấn/năm. - Tăng sản lượng sản xuất giấy lên 790.000 tấn/năm, trong đó: + Giấy in báo : 195.000 tấn/năm.
+ Giấy tráng phấn : 245.000 tấn/năm. + Giấy in và giấy viết : 350.000 tấn/năm.
- Nâng chất lượng sản phẩm lên với sản phẩm cùng loại trong khu vực và trên thế giới với giá thành thấp hơn.
Với kế hoạch phát triển nêu trên đòi hỏi phải có vùng nguyên liệu tương ứng đảm bảo mục tiêu:
+ Nhà máy sản xuất gắn liền với vùng nguyên liệu, chủ động vùng nguyên liệu, đảm bảo an ninh nguyên liệu, cung cấp đủ cho sản xuất và hướng tới mở rộng xuất khẩu. Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu vốn đã tốn kém và khó khăn.
+ Rừng đến tuổi khai thác là đưa vào chế biến sản xuất, không để rừng quá tuổi, cân đối giữa nhu cầu, năng lực sản xuất và khả năng cung cấp nguyên liệu. Ngược lại, mở rộng sản xuất mới phải đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu, chủ động về nguyên liệu, khai thác đúng, đủ năng lực sản xuất công nghệ hiện có.
Ta thấy do công ty có sẵn một vùng nguyên liệu lớn nên đây có thể nói là một thuận lợi rất lớn cho công ty .
Từ số liệu thu thập được từ phòng tổ chức - hành chính, ta có biểu 3.1 về cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm 2008 – 1010.
Qua biểu 3.1 ta nhận thấy rõ sự biến đổi rõ rệt trong cơ cấu nguồn lao động của công ty trong 3 năm (2008 – 2010), đặc biệt là số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty. Số lượng lao động trong công ty trong 3 năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 114,14%. Nguồn nhân lực tăng lên vì công ty đưa nhà máy giấy Tân Mai – Miền Động tại huyện Long thành tỉnh Đồng Nai vào hoạt động.
Số lượng lao động gián tiếp cũng giảm đi với tốc độ phát triển bình quân là 98,53% chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty ngày càng được tinh giản, gọn nhẹ. Điều này cũng góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Do đặc thù ngành nghề, tỷ trọng lao động nam trong công ty chiếm chủ yếu, năm 2010 chiếm đến 89%.
Số lượng lao động của công ty có trình độ Đại học cũng ngày một tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 120,63% chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.
ĐVT: người
STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 θBQ(%) 2008 2009 2010 ±∆ θLH(%) ±∆ θLH(%)