- Nhận thức về CPH và ý thức chấp hành chủ trương CPH
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
*Phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp, tính toán các số liệu:
- Xác định tỷ trọng cơ cấu vốn, lao động các loại và các nguồn lực khác (%).
- Tính tốc độ phát triển liên hoàn (%).
- Tính tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu nghiên cứu. - Xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD.
*Phương pháp vẽ biểu đồ để so sánh cơ cấu các chỉ tiêu nghiên cứu. *Sử dụng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
*Phương pháp phân tích để đánh giá nhận xét.
*Các phương pháp xác định giá trị DNLN khi CPH [1], [17], [27]:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản trong DNNN bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSLĐ.
Giá trị của DNLN: vốn cố định, vốn lưu động, đất đai, rừng và các yếu tố tạo ra hiệu quả, triển vọng về SXKD của DNLN, như uy tín, khả năng sinh lợi. Liên quan đến xác định giá trị DNLN, cần làm rõ những vấn đề sau:
Xác định giá trị quyền sử dụng đất
Việc tính giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị DN theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP [15] và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của
Chính phủ [12] về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất [10], trong đó:
- Trường hợp DN thực hiện hình thức thuê đất:
+ Đối với những DN CPH trả tiền thuê đất hàng năm thì không tính giá trị tiền thuê đất vào giá trị DN. Trường hợp DN có sử dụng các lô đất thuộc loại đất đô thị thì phải xác định giá trị lợi thế địa lý của lô đất để tính vào giá trị DN.
+ Đối với những DN CPH đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất hoặc đã nộp trước tiền thuê đất cho nhiều năm trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành) thì DN CPH căn cứ vào giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành vào ngày 01 tháng 01 của năm xác định giá trị DN và căn cứ tỷ lệ (%) đơn giá thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định để xác định lại giá trị tiền thuê đất của thời gian đã trả tiền thuê đất còn lại. Phần chênh lệch tăng do xác định lại đơn giá thuê đất tại thời điểm định giá đối với thời gian còn lại của Hợp đồng thuê đất hoặc thời gian còn lại đã trả tiền thuê đất được tính tăng phần vốn nhà nước tại DN. Phần chênh lệch giữa giá đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường so với giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày 01/01 của năm thực hiện xác định giá trị DN được xác định là lợi thế vị trí địa lý và tính vào giá trị DN.
+ Đối với những DN CPH được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước nay chuyển sang hình thức được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá trị quyền sử dụng đất được giao không tính vào giá trị DN.
DN CPH phải hoàn tất thủ tục chuyển từ giao đất sang thuê đất trước thời điểm chính thức chuyển thành CTCP.
- Trường hợp DN thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị DN được thực hiện như sau:
+ Đối với những DN CPH đang thực hiện hình thức thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN.
Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Đối với những DN CPH đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất cho Ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN.
Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN cổ phần là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cao hơn chi phí
thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì khoản chênh lệch tăng được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN.
Xác định giá trị lợi thế kinh doanh
Giá trị lợi thế kinh doanh của DN được xác định theo 2 phương pháp sau:
- Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ:
Giá trị lợi thế kinh doanh của DN = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
nhà nước bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định giá trị DN
-
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại
thời điểm gần nhất với thời điểm xác
định giá trị DN Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau Thuế trên vốn nhà
nước
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề
trước thời điểm xác định giá trị DN bình quân 3 năm
trước
thời điểm xác định giá trị DN
=
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị
DN
x 100 %
- Xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu: Giá trị lợi thế kinh
doanh của DN =
Giá trị lợi thế vị trí
địa lý + Giá trị thương hiệu Trong đó:
+ Giá trị lợi thế vị trí địa lý áp dụng đối với DN CPH (không phụ thuộc vào ngành nghề và kết quả kinh doanh) sử dụng các lô đất thuộc loại đất đô thị nếu lựa chọn hình thức thuê đất thì phải xác định giá trị lợi thế địa lý của lô đất để tính vào giá trị DN.
Giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đất được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường (theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất) so với giá do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và công bố vào ngày 01/01 của năm thực hiện xác định giá trị DN.
Đối với các DN trung ương, căn cứ giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do cơ quan thẩm định giá thực hiện, cơ quan quyết định CPH lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có DN đóng trên địa bàn về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trước khi quyết định.
Đối với các DN địa phương, Ban chỉ đạo CPH báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
+ Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với các DN có thời gian hoạt động của DN ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...).
Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị DN CPH là giá trị cao hơn khi so sánh kết quả được xác định theo 2 phương pháp trên.
Xác định giá trị rừng
Nghị định 48/2007/NĐ-CP [14] đưa ra 3 phương pháp, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
+ Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Phương pháp thu nhập được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Điều kiện áp dụng phương pháp thu nhập: áp dụng phương pháp thu nhập khi có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá.
Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ - CP [4] đã hướng dẫn cụ thể như sau:
- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng:
Việc xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích cần định giá được xác định như sau:
+ Thông số cần xác định: Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá. Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo
tuổi thành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác). Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác. Việc xác định trữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác. Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm định giá. Tính doanh thu từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ khai thác được tại tuổi khai thác (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao).
+ Tính doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ tại bãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;
+ Tính tổng chi phí bao gồm: Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến tuổi khai thác. Chi phí hàng năm bảo vệ; chăm sóc rừng (nếu có) tính từ năm định giá đến tuổi khai thác. Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có). Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm.
+ Tính lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm theo quy định. + Tính giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng cần định giá theo công thức sau:
Trong đó: ( ) ∑ = + − = t i i i i r C B G 1 1
- G là giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
- Bi là doanh thu trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;
- Ci là chi phí trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;
- i=1(năm định giá),2,3....,t (năm khai thác);
- t là khoảng thời gian tính từ năm định giá (năm 1) đến năm khai thác;
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm quy định tại điểm a, khoản 1, mục I của Thông tư này.
Ưu nhược điểm của phương pháp thu nhập:
Định giá theo phương pháp thu nhập thực chất là coi giá trị của rừng tương ứng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ rừng (đặc dụng, sản xuất, phòng hộ) là rừng tự nhiên, rừng trồng. Phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: