Những công trình liên quan đến CPH DNLN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 34 - 36)

- Nhận thức về CPH và ý thức chấp hành chủ trương CPH

1.3. Những công trình liên quan đến CPH DNLN

Năm 2006-2007, TS. Lê Trọng Hùng đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch, tập trung và tích tụ đất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD rừng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh vùng Trung tâm Bắc bộ”. Đề tài đã nghiên cứu quá trình chuyển dịch tập trung và tích tụ đất trên địa bàn các tỉnh vùng trung tâm Bắc bộ. Đây là vùng SXKD rừng nguyên liệu với cường độ cao, đặc biệt là các CTLN đang phải đi thuê đất của các hộ dân để trồng rừng. Quá trình chuyển dịch, tập trung và tích tụ đất cũng là điều kiện để các CTLN tiến tới CPH trong thời gian tiếp theo.

Năm 2007-2008, TS. Lê Trọng Hùng đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam”[18]. Đề tài đã nghiên cứu được cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển được được thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam. Đây là một nghiên cứu quan trọng và cần thiết trong SXKD lâm nghiệp hiện nay, đồng thời cũng là một nghiên cứu cần thiết cho quá trình CPH các CTLN sau này. Khi mà rừng và đất rừng đã được định giá, có thị trường trao đổi thì việc CPH các CTLN càng có khả năng thực thi hơn.

Năm 2007, Trong khuôn khổ đề tài của TS.Lê Trọng Hùng, TS. Phạm Văn Điển đã nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu xác định giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên”. Việc nghiên cứu định giá rừng sản xuất là rừng tự nhiên, dựa vào “tổng giá trị kinh tế của rừng”, được tham chiếu với giá trị quyền sử dụng rừng trong khuôn khổ pháp lý quản lý rừng của Việt Nam và trong các mối quan hệ như: giao rừng, cho thuê rừng, tính thuế và lệ phí, chuyển đổi mục đích sử dụng, đền bù khi thu hồi rừng và đền bù rừng do các

hành vi phá hoại rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết và quan trọng. Chuyên đề đã nghiên cứu và đưa ra được một số phương pháp và các chỉ tiêu để định giá trị cho các loại rừng tự nhiên ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng cho viêc xác định giá trị các CTLN có rừng sản xuất là rừng trồng và rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ quan trọng khi nghiên cứu xây dựng phương án CPH CTLN.

Năm 2007, TS. Trần Hữu Dào đã và đang nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho các CTLN đang hoạt động theo luật DN”. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy quá trình chuyển đổi từ LTQD sang hoạt động theo mô hình CTLN là phù hợp, hiệu quả SXKD đã được nâng lên, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý đã được đổi mới, đới sống người lao động từng bước được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì một số CTLN sau khi chuyển đổi còn lúng túng, SXKD thua lỗ, đời sống người lao động khó khăn... Đặc biệt mục tiêu khi chuyển đổi các LTQD sang CTLN là để hoạt động theo luật DN thống nhất nhưng trên thực tế thì các CTLN vẫn là các DNNN đang hoạt động theo luật DNNN năm 2003. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp. Thực chất khi chuyển đổi các LTQD sang CTLN mới chỉ là “bình mới”, “rượu cũ”, các CTLN vẫn là các DNNN nhà nước mà trong luật DN hiện nay không đề cập đến DNNN. Vì vậy, để các CTLN hoạt động theo luật DN thống nhất thì phải tiếp tục nghiên cứu chuyển các CTLN sang các loại hình DN khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, CTCP...

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w