Tải sản đang dùng 971,423,478,752 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 85 - 89)

1 Giá trị TSCĐ và ĐTDH 59,546,567,324 6.13 2 Giá trị TSLĐ và ĐTNH 165,676,098,908 17.05 3 Giá trị đất 735,657,876,980 75.73 4 Giá trị lợi thế kinh doanh 0 0.00 5 Giá trị của rừng 10,542,935,540 1.09

Tổng 971,423,478,752 100.00

Nguồn: Phòng Kế toán

3.2.7. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty: 700.749.270.000 đồng Cơ cấu vốn điều lệ:

-Nhà nước : 30 % vốn điều lệ

- Người lao động (cổ phần ưu đãi): 0,36 % vốn điều lệ -Bán đấu giá công khai : 69,64 % vốn điều lệ

3.2.8. Cổ phần

Tổng số lượng cổ phần: 70.074.927 cổ phần

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đ/cổ phần

3.2.9. Cổ phần bán ra

Giá khởi điểm một cổ phần : 10.000 đồng.

Cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong công ty, mức bán : 100 cổ phần cho một năm công tác trong khu vực Nhà nước đối với mỗi người lao động, giá bán : giảm 40 % so với giá đấu thành bình quân.

- Số cổ phần bán cho người lao động : 252.270 cổ phần

- Số cổ phần bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư : 48.800.179 cổ phần - Số cổ Nhà nước : 21.022.478 cổ phần

Bán cho người lao động theo phương án CPH được phê duyệt. Đấu giá tại các trung tâm giao dịch đối với trường hợp còn lại.

3.2.11. Phương án huy động vốn cổ phần và sử dụng vốn cổ phần

Phương án huy động vốn:

Căn cứ nhu cầu vốn bình quân các năm qua của công ty và chiến lược kinh doanh trong những năm tiếp theo, công ty xác định vốn điều lệ khi cổ phần là: 700.749.270.000 đồng. Trong đó cổ đông là người lao động trong công ty: 0,36%, cổ đông thường: 69,64%, cổ phần nhà nước: 30%.

Phương hướng sử dụng vốn cổ phần:

Nhằm đảm bảo đủ khả năng cạnh tranh khi tham gia tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, công ty sử dụng vốn nhằm đa dạng hóa ngành hàng, mặt hàng theo từng mục tiêu cụ thể sau :

- Đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ cơ sở chế biến giấy, lập dự án đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất.

- Đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu.

- Góp vốn bằng tiền và giá trị quyền sử dụng đất xây dựng văn phòng cho thuê.

- Nghiên cứu thị trường tài chính nếu nhận thấy có triển vọng sẽ tham gia cổ phần vào các công ty đầu tư tài chính hoặc tham gia cổ phần ở một số công ty sẽ cổ phần.

- Bổ sung vốn lưu động.

3.2.12. Những thuận lợi, thách thức và giải pháp trong quản lý, điều hành sản xuất- kinh doanh của công sau khi CPH

Thuận lợi:

tổng giám đốc do đó sẽ lãnh đạo công ty hoạt động đạt hiệu quả cao.

Công ty có điều kiện chủ động hơn trong sử dụng đất đai và tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trong một vài năm tới sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường tài chính, công ty sẽ gặp thuận lợi khi phát hành cổ phiếu ra thị trường.

Công ty có thị trường tiêu thụ giấy ổn định trên thị trường (mặt hàng giấy in báo chiếm tỷ lệ 60% đến 65% thị trường).

Thách thức:

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty là trồng rừng nguyên liệu giấy có chu kỳ SXKD kéo dài, giá cả nguyên liệu bột giấy thường xuyên biến động, vác chi phí sản xuất, chi phí bán hàng có xu hướng tăng.

Thị trường tiêu thụ đang bị cạnh tranh bởi các công ty khác.

Thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động ít nhiều sẽ có tác động đến thị trường tài chính Việt Nam. Hiện chưa có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh quan tâm đến việc đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.

Trong xu thế hợp tác phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, công ty thiếu hụt về nhân lực có kinh nghiệm, bản lĩnh trong quản lý điều hành sản xuất- kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn cao, sâu theo chuyên ngành thiếu và yếu nên cũng làm hạn chế đến việc mở rộng quy mô sản xuất- kinh doanh.

3.2.13. Những giải pháp quản lý, điều hành sản xuất-kinh doanh sau khi CPH

Nhằm đáp ứng theo yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất – kinh doanh trong những năm tiếp theo. Công ty sẽ tái cấu trúc lại bộ máy quản lý, điều hành theo hướng tinh gọn, có nghiệp vụ chuyên môn và có trình độ văn

được đào tạo cơ bản.

Đổi mới phương thức quản trị DN theo hướng phân quyền cụ thể cho từng cấp quản trị, gắn trách nhiệm với quyền lợi theo hướng đạt hiệu quả cao thì được hưởng lương thưởng cao, được đề bạt giữ trọng trách cao hơn trong bộ máy quản lý và ngược lại có biện pháp xử lý bằng kinh tế khi thực thi công việc không hiệu quả hoặc không đạt kế hoạch được giao và nhận.

Thực hiện tốt quản trị tài chính, công việc thu nhận thông tin, số liệu kế toán từ cơ sở đến việc cập nhật, tổng hợp, phân tích, báo cáo, lưu trữ của phòng kế toán công ty sẽ thực hiện trên máy tính, và thiết lập mạng thông tin trên máy tính từ cơ sở về công ty và lãnh đạo công ty.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức đảng và công đoàn hoạt động tốt để góp sức cùng hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh.

3.3. Một số giải pháp nhằm xác định lại giá trị công ty và đẩy mạnhquá trình CPH tại công ty quá trình CPH tại công ty

3.3.1. Xác định lại giá trị công ty năm 2011

3.3.1.1.Xác định giá trị tài sản của công ty năm 2011

*Về giá trị TSLĐ và ĐTNH:

Số liệu chi tiết về giá trị TSLĐ và ĐTNH tại Công ty năm 2011 được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của Công ty theo mẫu số B01 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) và được tính toán lại như sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: là toàn bộ số tiền hiện có tại công ty bao gồm giá trị tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

khoản tiền mặt (TK 111).

+ Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà công ty gửi tại các ngân hàng, kho bạc bằng tiền Việt Nam. Căn cứ, để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của công ty là các giấy báo có, giấy báo nợ hoặc các bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư nợ của tài khoản tiền gửi ngân hàng (TK 112).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w