Một số giải pháp thúc đẩy quá trình CPH tại công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 114 - 116)

- Cự ly 2km; hệ số khu vực 0,

3.3.2.Một số giải pháp thúc đẩy quá trình CPH tại công ty

5 Giá trị của

3.3.2.Một số giải pháp thúc đẩy quá trình CPH tại công ty

Trong thời gian qua, vấn đề xác định giá trị DN nổi lên là một trong những khó khăn hàng đầu gây cản trở lớn đến quá trình CPH. Qua quá trình tìm hiểu thực tế CPH tại công ty, để thúc đẩy quá trình CPH tại công ty được hoàn thiện hơn tôi đề xuất một số giải pháp sau:

-Công ty cần tập trung quảng bá và củng cố thương hiệu giấy Tân Mai của mình để từ đó xác định lợi thế kinh doanh của DN và nâng cao giá trị DN. -Công ty vẫn chưa thực sự tự chủ về tài chính, còn thiếu vốn trong SXKD làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần tiết kiệm vốn lưu động trên cơ sở dự trữ hợp lý, huy động

nguồn vốn nhàn rỗi của chính cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn bằng cách liên doanh liên kết hoặc huy động vốn trong dân.

-Nhìn chung, TSCĐ của công ty đã cũ. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp đầu tư để nâng cấp và xây dựng, mua sắm thêm TSCĐ để hoạt động SXKD được hiệu quả hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy quá trình CPH DN.

-Công ty cần công khai hoá tài chính cụ thể hơn tức là thông báo cho các nhà đầu tư những thông tin quan trọng về tình hình tài chính để các nhà đầu tư quan tâm xem xét đánh giá và đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào DN, liệu đầu tư vào DN có lợi hơn các cơ hội đầu tư khác không. Việc công khai thông tin tài chính của công ty cũng đảm bảo tính công bằng trong mua bán cổ phần, bảo vệ nhà đầu tư và hình thành giá cổ phiếu. Hiện nay đa số các DN cũng như tại CTCP Tập đoàn Tân Mai chưa thực hiện việc công khai hoá thông tin tài chính hoặc có công khai nhưng còn hạn chế dẫn đến thường xuyên xác định giá trị DN thấp hơn giá thực tế là trở ngại lớn cho việc huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài DN và làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Về mặt tài chính, công khai hoá thông tin tài chính bao gồm thông tin về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, hiệu quả kinh doanh, kết quả thu nhập và phân phối thu nhập, dự đoán xu thế vận động của các chi tiêu trong tương lai. Để thực hiện điều này về phía Nhà nước phải đưa ra các quy định bắt buộc các DN phải công khai tài chính gồm nội dung công khai, hình thức công khai, thời gian công khai và các chế tài xử lí nghiêm khắc đối với các DN vi phạm; về phía DN phải tuyết đối tuân thủ các quy định của Nhà nước, số liệu công khai phải được cơ quan kiểm toán công nhận. Các DN phải nhận thấy công khai hoá tài chính DN là tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi thực hiện CPH. Bên cạnh đó nên hình thành tạp chí về CPH thuộc Bộ Tài chính. Tạp chí là nơi

phản ánh đầy đủ nhất về hoạt động các DN trong quá trình CPH cũng như những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của DN, là diễn đàn trao đổi kinh doanh và quảng bá kiến thức CPH tới mọi đối tượng quan tâm.

-Cơ cấu lại nợ của công ty: công nợ của các DNNN hiện nay rất lớn làm

cản trở tiến trình CPH, số nợ của các DNNN hiện nay không ngừng tăng lên. Nếu công nợ không được giải quyết được thì không một nhà đầu tư nào lại muốn “thừa kế” các khoản nợ của DN. Còn nếu dùng giải pháp trừ vào giá trị DNNN thì sẽ làm thiệt hại cho Nhà nước vì trong cơ cấu nợ đó có có nợ do nguyên nhân chủ quan và nợ do nguyên nhân khách quan. Như vậy là cần phải phân loại các khoản nợ của DN để có các biện pháp xử lý.

+Do nguyên nhân khách quan: công ty cần phải có đầy đủ giấy từ chứng minh rằng số nợ đó không còn khả năng thu hồi do con nợ đã bị giải thể, bị phá sản, con nợ đã bỏ chốn… đối với các khoản nợ này công ty được phép dùng quỹ dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu không đủ thì dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp.

+Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan: công ty phải xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về cá nhân, tổ chức nào, mức độ bồi thường là bao nhiêu. Nếu như phần bồi thường của cá nhân tổ chức không đủ thì số còn lại được xử lí như nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan.

-Giải quyết tốt hơn lợi ích cho người lao động: người lao động trong công ty là người phải chịu tác động trực tiếp nhất từ chính sách CPH, cần công khai hơn về thông tin công ty cho người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 114 - 116)