KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 119 - 124)

- Cự ly 2km; hệ số khu vực 0,

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5 Giá trị của

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

CPH là giải pháp hữu hiệu để đổi mới hoạt động của các DN. CPH là một yêu cầu khách quan phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay và yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.

Từ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, kinh nghiệm chuyển hoá sở hữu và CPH DN ở các nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến CPH nhằm tạo ra động lực mới cho các DNNN.

Trải qua hơn 10 năm thực hiện CPH tuy còn nhiều vướng mắc khó khăn song về cơ bản chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước đã đem lại kết quả tốt đẹp tạo được niềm tim từ phía người lao động và các DN.

Qua nghiên cứu quá trình CPH tại CTCP Tập đoàn Tân Mai tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau:

-Đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất của công ty đang quản lý chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó việc xác định giá trị DN sẽ được đẩy nhanh và chính xác.

-Coi trọng phát triển DN hậu CPH: mặc dù cả lí thuyết và thực tế đều chứng minh CPH là giải pháp hữu hiệu nhất để DN tự cải tổ lại chính mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng không mấy DN lại tin vào điều này. Thực tế đã giải thích khá rõ tại sao CPH có lợi như vậy mà rất ít DN tự nguyện xin CPH, Chính phủ hàng năm phải giao chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, địa phương nhưng năm nào cũng không hoàn thành kế hoạch. Mặc dù ít được nhắc đến nhưng vấn đề giải quyết hậu CPH ở DN lại gặp rất nhiều khó khăn, còn tồn tại nhiều bất cập do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

+ Bài toán đầu tiên DN đã CPH phải đối mặt là vấn đề tiếp cận nguồn vốn. Giải quyết song vấn đề vốn tự có để SXKD các DN lại gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.

+ Một bài toán đau đầu nữa mà khi hoàn thành song CPH công ty phải đối mặt đó là vấn đề giải quyết số lao động dôi dư hậu CPH. Trong quá trình CPH, để mọi sự được diễn ra một cách êm đẹp, công ty đã không tiến hành việc tinh giảm triệt để bộ máy để chuyển sang CTCP, trừ những trường hợp không thể còn phần lớn số nhân sự trước đây ở DN đều được chuyển sang CTCP để mọi người “hài lòng”. Việc làm bất chấp thực tế này dẫn dến sự dôi dư không tránh khỏi của lực lượng lao động khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Khi đã là CTCP thì công ty không thể khắc phục khiếm khuyết này. Điều đó đương nhiên là phức tạp, tốn thời gian, tốn chi phí và quan trọng hơn nữa là nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.

+Cũng không thể không nhắc đến nguy cơ làm chủ hình thức của người lao động trong công ty. Biểu hiện của tình trạng là chủ hình thức trước hết là ở chỗ quyền thông tin của các cổ đông chưa được thông tin thường xuyên. Theo nguyên tắc đồng sở hữu tài sản, các chủ sở hữu vốn của CTCP được quyền tham gia quản lí công ty, được công ty cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, tình hình tài chính, cổ phần, tình hình lao động, đầu tư, tình hình SXKD… nhưng có lẽ các cổ đông nhỏ phải yên vị với những thông tin hết sức sơ sài được trình bầy trước Đại hội đồng cổ đông hằng năm. Do không được cung cấp đầy đủ thông tin, hầu hết là các cổ đông nhỏ (chủ yếu là các công nhân trực tiếp sản xuất) không hiểu được CTCP, họ cảm thấy mình là cổ đông thực thụ mà phải đứng ngoài công ty. Như vậy dễ nảy sinh tâm lí cho rằng họ không phải là chủ công ty, họ không phải là cổ đông mà là người bị vay vốn.

Mặc dù những tồn tại trên không thuộc về bản chất của công ty, nhưng điều này rất rễ xẩy ra nên dù muốn hay không muốn nó cũng tạo tâm lí tiêu cực cho cán bộ lãnh đạo và cả người lao động trong công ty. Vậy thì giải pháp nào là hữu hiệu để phát triển DN hậu CPH:

*Cơ chế tín dụng cho các DN CPH cần được thực hiện đúng với sự hỗ trợ khuyến khích mà các quy định của Nhà nước dành cho họ. Bên cạnh đó các DN cũng cần có biện pháp huy động vốn từ các nguồn khác chứ không nên chỉ trông chờ vào vốn của các ngân hàng.

*Cần có những quy định về quyền thông tin cho các cổ đông dù nhỏ tại CTCP để khắc phục tâm lí bị đứng ngoài công ty của những cổ đông này. DN cũng cần thực hiện đúng nghĩa vụ thông tin cho các cổ đông.

*Trong quá trình CPH công ty cần phải triệt để tinh giảm bộ máy, chỉ giữ lại những người cần cho CTCP, CTCP cần “chất” chứ không phải là “lượng”, CTCP phải có một bộ máy thực sự tinh gọn khi bước vào hoạt động sau CPH. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến lợi ích cho người lao động phải có chế độ thoả đáng cho người lao động. Nếu như do mở rộng quy mô sản xuất sau này cần tuyển thêm lao động thì cũng cần ưu tiên những người đã từng làm việc cho công ty.

*Nhà nước cùng các bộ ngành có liên quan cần có biện pháp hỗ trợ công ty về mặt tổ chức quản lí (thông qua việc tổ chức các chương trình tập huấn, hoặc cử chuyên gia hỗ trợ) để công ty sau CPH có thể nhanh chóng có một cơ chế quản lí thích ứng với mô hình tổ chức mới.

*Quy định mức khởi điểm tối thiểu được mua cổ phần ưu đãi để khuyến khích, thu hút vốn. Tạo điều kiện cho người lao động trẻ, nhất là lao động đã qua đào tạo (lực lượng quan trọng của DN), có cơ hội được hưởng chế độ ưu đãi nhất định có lợi hơn so với các cổ đông khác. Nguồn chi này lấy từ quỹ hỗ trợ và sắp sếp DN.

*Các cơ quan hữu trách cần quan tâm chỉ đạo sâu sát, cụ thể, nắm chắc tình hình các DN, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của từng DN bằng các hình thức hỗ trợ cần thiết nhằm giúp DN CPH được thuận lợi, ngăn

chặn việc gây phiền hà, sách nhiễu, phân biệt đối xử với DN CPH, thực hiện đầy đủ những ưu đãi đối với DN và người lao động theo quy định.

- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt xác định giá trị DN nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ, thúc đẩy CPH gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán, làm cơ sở cho các hoạt động mua bán, chia tách hay sát nhập DN đang là trào lưu giữa các DN. Cụ thể trong vấn đề xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xác định giá trị DN, chúng ta cần tiến hành các hoạt động cụ thể sau:

+Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động định giá và các phương pháp xác định giá trị DN nói chung chứ không chỉ riêng cho việc xác định giá trị DN để CPH như hiện nay.

+Mở rộng và hướng dẫn chi tiết thêm về đối tượng là các DN được áp dụng các phương pháp xác định giá trị DN.

+Hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về xác định giá trị thương hiệu của DN cũng như các tài sản vô hình khác.

+Thu thập các thông tin phản hồi từ các tổ chức định giá để kịp thời bổ sung, sửa chữa những thiếu sót trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn.

+Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường về các DN CPH, các tổ chức định giá và tư vấn CPH phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và làm cơ sở cho việc định giá DN nói chung.

Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tại CTCP Tập đoàn Tân Mai tôi đã hoàn thành bài luận văn này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo tại công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh và định giá doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai –Tỉnh Đồng Nai (Trang 119 - 124)