8: Các cơ chế giám sát địa phương được thiết lập tạo điều kiện thuận lợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 55 - 56)

và kiểm soát sự thay đổi hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp FDI.

Hành vi của công chức thực hiện

Các công chức thực hiện là những người mà pháp luật hỗ trợ trong các chương trình thực hiện, nhằm cung cấp dịch vụ hoặc điều chỉnh hành vi của nhóm đối tượng. Hành vi của họ liên quan, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hiệu quả.

Các hành vi của người thực hiện được bố trí ở các mức độ, phù hợp với hành vi mà họ cho rằng phù hợp với các mục tiêu và thủ tục được thể hiện trong báo cáo chính sách, hành vi không phù hợp mà họ đánh giá không phù hợp với các mục tiêu và thủ tục được thể hiện trong báo cáo chính sách (Sorg, 1983).

Các yếu tố liên quan đến sự hiểu biết về mục tiêu chính sách và thủ tục phản ánh mối liên kết với các yếu tố là rõ ràng, nhất quán của các qui định trong chính sách và truyền thông đến các tổ chức liên quan. Mazmanian và Sabatier (1989) lập luận thêm rằng những người thực hiện cần phải có sự cam kết, đảm bảo với mục tiêu chính sách. Điều này bao gồm hai thành phần: (1) Phương hướng và xếp hạng các mục tiêu chính sách để cán bộ hiểu và ham thích công việc (2) Kỹ năng của họ trong việc thực hiện những ưu đãi, tức là khả năng của chính mình trong việc thực hiện chính sách.

Các khả năng để thực hiện những hành vi yêu cầu đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn cần thiết cho việc thiết kế chương trình (Hasenfeld và Brock, 1991). Thiếu khả năng thực hiện, các công chức cấp địa phương có xu hướng xử lý trong một cách

tương đối thường xuyên và rập khuôn, cái gọi là "đối phó" chiến lược hoặc hành vi. Winter (1990) tóm tắt hành vi này đối phó như sau: (1) các công chức cấp địa phương sẽ sử dụng thủ thuật chẳng hạn như hạn chế thông tin về các dịch vụ, khách hàng chờ đợi làm cho tiếp cận khó khăn và áp đặt một loạt các chi phí khác bởi tâm lý khách hàng.(2) các công chức cấp địa phương có xu hướng quản lý lỏng lẻo trong quy trình quản lý tạo ra các chi phí phức tạp hơn, tốn thời gian nhiều hơn.(3) ưu tiên cao cho các trường hợp mà khách hàng đòi hỏi một quyết định liên quan đến hành động phòng ngừa, khó tiếp cận thường là những người nghèo túng.(4) Chuyển các khách hàng cho các cơ quan khác giải quyết, .Winter (1990) chỉ ra rằng nếu hành vi đối phó chặt chẽ sẽ liên quan đến nhận thức, thái độ, sự hiểu biết về hành vi quan liêu cấp địa phương được cải thiện bằng cách giới thiệu văn hóa, tổ chức như là một biến giải thích.

Các xem xét trên đề nghị một giả thuyết cho nghiên cứu này: các yếu tố mà từ đó các hành vi của các công chức thực hiện sẽ ảnh hưởng đến các hiệu suất thực hiện xuất phát là: (1) sự hiểu biết, cam kết mục tiêu và thủ tục của chính sách (Van Meter và Van Horn, 1974; Mazmanian và Sabatier, 1989), (2) khả năng để thực hiện những hành vi cần thiết (Hasenfeld và Brock, 1991).

Các yếu tố có nguồn gốc từ hành vi của các công chức thực hiện có ảnh hưởng đến hiệu suất thực hiện là: (1) sự hiểu biết của họ và cam kết các mục tiêu chính sách, và (2) khả năng để thực hiện những hành vi cần thiết.

Tương tự, chính sách ưu đãi hỗ trợ địa phương đòi hỏi sự hiểu biết và cam kết của các công chức thực hiện mục tiêu chính sách. Chính sách ưu đãi đòi hỏi phải có sự cam kết lâu dài để chính sách trở nên quen thuộc với nhóm mục tiêu (Doanh nghiệp FDI) trở thành hiệu quả.

Các công chức thực hiện cần có khả năng phân tích để phân loại các dự án là đủ điều kiện để phê duyệt dự án và giám sát các yêu cầu ưu đãi về đầu tư. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu về các hành vi của các công chức thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 55 - 56)