Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 40 - 41)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.6. Nguồn nhân lực

Lực lượng công nhân viên chức lao động quận 12 dồi dào và trẻ tạo nên nhịp sống năng động cho địa phương. Khác với những ngày đầu mới thành lập, từ một quận cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, các điều kiện đi lại và cơ sở phục vụ việc học hành, khám chữa bệnh còn thiếu thốn. Qua 14 năm, bên cạnh việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì kinh tế công nghiệp ở quận 12 đang từng bước chuyển biến tích cực. Tăng trưởng công nghiệp hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Cụ thể, năm 2009, dù bị ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu thì tăng trưởng công nghiệp đạt 101%, tăng 15,17% chỉ tiêu kế hoạch. Đến năm 2010, kinh tế công nghiệp tăng 15,2%, đạt 100%. Nếu như vào những năm mới thành lập quận, khi có nhu cầu việc làm, người lao động chỉ biết đến vài công ty thì hiện nay trên địa bàn quận có trên 4.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước thu hút gần 20.000 lao động. Vóc dáng của một quận công nghiệp dần dần được hình thành và phát triển. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết nhu cầu việc làm cho số lượng lớn công nhân lao động trong và ngoài quận. Ở các khu, cụm công nghiệp, một ngày mới thường được bắt đầu cùng lúc với những chiếc áo đồng phục công nhân nhộn nhịp trên khắp các ngã đường hướng về khu công nghiệp, tạo một sức sống mới, một diện mạo mới cho quận 12 sau 14 năm xây dựng và phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w