Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 30 - 39)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.4.Tình hình kinh tế

2.1.4.1. Sơ lược tình hình kinh tế Việt Nam

Trong giai đoạn 2005-2010, đà tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại trong nửa đầu của giai đoạn (2005-2007) với những bất ổn vĩ mô bắt đầu tích tụ và bộc lộ. Điển hình là chính sách kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng bắt nguồn từ những năm đầu thập niên 2000 để chống lại đà suy giảm tăng trưởng xuất hiện vào năm 1999-2000 đã tích tụ nguyên nhân gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc phát từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11-2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, dẫn đến những bất ổn do dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh, khiến việc kiểm soát vĩ mô trở nên lúng túng. Cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008- 2009, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao (2008), thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách đều cao. Năm 2010 là năm phải tập trung để ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục các khó khăn sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8.4 8.2 8.5 6.17 5.32

Tỷ lệ lạm phát (%) 8.3 7.5 8.3 23 6.88

Giá trị sản xuất công nghiệp

(%GDP) 118.12 123.55 128.46 131.74 135.02

Xuất khẩu (%GDP) 69.36 73.61 76.90 78.21 63.42

Thâm hụt thương mại (%GDP) 4.18 4.56 15.85 16.54 9.16 Thâm hụt ngân sách (%GDP) 3.53 3.57 3.37 5.14 7.00 Luồng vốn FDI vào (%GDP) 6.09 6.73 11.31 13.02 11.01

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đang dần dần hồi phục đà tăng trưởng kinh tế so với năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần...

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng số

Chia ra Nông, lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 839.211 174.984 344.224 319.003 2006 974.266 198.798 404.697 370.771 2007 1.114.014 232.188 475.680 436.146 2008 1.485.046 329.901 591.582 563.563 2009 1.658.389 346.786 667.323 644.280 2010 1.980.914 407.647 814.065 759.202

Nguồn: Niên giám Cục Thống kê Tp.HCM năm 2010

Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong Nhà nước, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt tăng mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng số

Chia ra

Nhà nước Ngoài Nhà nước Có vốn đầu tư nước ngoài 2005 416.612,8 141.116,6 120.177,1 155.319,1 2006 486.637,1 149.332,4 151.101,8 186.202,9 2007 568.140,6 156.788,8 188.443,0 222.908,8 2008 647.244,3 161.038,7 225.661,3 260.544,3 2009 696.854,9 163.693,7 248.464,7 284.696,5 2010 797.202,0 175.807,0 284.989,0 336.406,0

Nguồn: Niên giám Cục Thống kê Tp.HCM năm 2010

Tuy nhiên, do tác dụng của chính sách kích cầu và do chính sách tiền tệ mở rộng, đã dần bộc lộ những mặt trái khiến cho nền kinh tế đứng trước một số nguy cơ mất ổn định, như: lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh tranh của nền kinh tế của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, thiếu tính bền vững, nhất là

cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; cân đối vốn đầu tư phát triển; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Những khó khăn, thách thức đó đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế trong năm 2010 và các năm tiếp theo. Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng và đặc biệt tăng giá dầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng và lạm phát trong thời gian tới. Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng làm cho nhập siêu bị đẩy mạnh cho nhập siêu bị đẩy nên cao, ảnh hưởng đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngoại hối giảm sút.

Bảng 2.4: Tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng số

Chia ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối

2005 69.208,2 32.447,1 36.761,1 -4.314,0 2006 84.717,3 39.826,2 44.891,1 -5.064,9 2007 111.326,1 48.561,4 62.764,7 -14.203,3 2008 143.398,9 62.685,1 80.713,8 -18.028,7 2009 127.019,9 57.074,9 69.945,0 -12.870,1 2010 155.633,0 71.629,0 84.004,0 -12.375,0

Nguồn: Niên giám Cục Thống kê Tp.HCM năm 2010

Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi xuất có xu hướng tăng khi phải vay với lãi xuất thỏa thuận.

Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường quốc tế và cả ở thị trường trong nước ngày càng gay gắn hơn.

Với tình hình kinh tế nêu trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút đầu tư vốn FDI trên cả nước.

2.1.4.2.Tình hình kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2010)

Năm 2010, GDP của thành phố tăng 11,8%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,58%. – GDP cả năm đạt 414.068 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2009 So với chỉ tiêu đề ra là 10%, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đã hoàn thành vượt mức, trong đó đáng chú ý tốc độ tăng trưởng GDP quý IV lên tới 13%. Khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất là 6,56 % vào mức tăng trưởng của GDP, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 4.741 tỷ đồng, chiếm 1,1% GDP, tăng 5% (giá trị sản xuất tăng 5,7%). Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 187.385 tỷ đồng chiếm 45,3% GDP, tăng 11,5%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 221.942 tỷ đồng chiếm 53,6% GDP tăng 12,2%.

Bảng 2.5: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng số

Chia ra Nông, lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp vàxây dựng Dịch vụ

2005 165.297 2.121 79.538 83.638 2006 190.561 2.442 90.324 97.795 2007 229.197 3.174 106.661 119.362 2008 287.513 4.111 126.900 156.502 2009 337.040 4.358 150.020 182.662 2010 414.068 4.741 187.385 221.942

Hình 2.1: Tổng sản phẩm xã hội

– Sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp 12 tháng năm 2010 đạt 609.268 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2009. Có 23/27 ngành sản xuất tăng trưởng so với năm 2009, trong đó có 10 ngành tăng cao hơn mức tăng chung. Nhóm ngành cơ khí dẫn đầu về tốc độ tăng: sản phẩm kim loại tăng 21,9%; máy móc thiết bị tăng 28,4%; thiết bị điện tăng 32,4%; da giày là ngành có sự phục hồi lớn: từ mức giảm đầu năm là -2,5% đến hết năm đạt mức tăng trưởng 28,3%. Mức tăng một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: thực phẩm đồ uống (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng 11,6%; dệt tăng 6,6%; may tăng 13,4%; hóa chất tăng 10,4%; vật liệu xây dựng tăng 9,4%... Đáng lưu ý có 2 ngành đang có xu hướng tăng chậm và giảm là lắp ráp xe ô tô và sản phẩm điện tử, chủ yếu từ khu vực có vốn ĐTNN do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập.

Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2010

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 27,9%. Trong đó, tháng 12 tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước thực hiện 36.141 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 17% so với tháng 12/2009. Lũy kế 12 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch

165.297 190.561 190.561 229.256 287.513 337.040 414.068 53,6% 1,1% 45,3%

vụ của thành phố ước đạt 372.152 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2009. Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong bán lẻ đến tay người tiêu dùng với 167 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,9%; thành phần kinh tế nhà nước có tốc độ tăng cao nhất (40,6%) tuy nhiên mới đáp ứng được 19,7% nhu cầu tiêu dùng của dân cư và tập trung ở một số các mặt hàng không phải là nhu cầu thiết yếu tiêu dùng hàng ngày. Sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 8.911,5 tỷ đồng. So với năm 2009, giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2010 tăng 5,7%. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6.927,3 tỷ đồng, chiếm 77% tổng giá trị nông – lâm – thủy sản và tăng 3,9% so năm trước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp cả năm dự ước 84,1 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng số và tăng 5,8% so cùng kỳ, chủ yếu do hoạt động khai thác chiếm 84,1%, tăng 6,2%.

– Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 9,58%. Riêng tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,61% so với tháng 11, trong đó khu vực thành thị tăng 1,52% và khu vực nông thôn tăng 2,36%. Nhóm hàng tăng mạnh nhất là may mặc, mũ nón giày dép với 3,17%. Tiếp đến là nhóm nhà ở điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,50% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,37%. So với tháng 11, chỉ số giá vàng tăng 5% và chỉ số giá USD tăng 3,47%. Cả năm, hai chỉ số này tăng lần lượt 28,35% và 8,97%.

– Nhập siêu cả năm ước đạt 96,1 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng toàn thành phố đạt 20.967,4 tỷ USD, tăng 4,4% so 2009. Không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu cả năm Tp.HCM đạt 15.997,5 triệu USD, tăng 15,2% so với năm 2009. Trong đó, hàng may mặc 1.862,9 triệu USD là mặt hàng chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (17,7%), tăng 16,9% so 2009. Riêng dầu thô ước 12 tháng lượng xuất 8.053 ngàn tấn, giảm 39,8% và trị giá kim ngạch xuất đạt 4.969,9 triệu USD, giảm 19,8% do giá bình quân tăng 34% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu cả năm của thành phố đạt 21.063,5 triệu USD, tăng 8,1% so 2009. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu giảm 55,2%, đạt 612,6 triệu USD.

– Tổng vốn đầu tư ước đạt 173.492 tỷ đồng, bằng 41,5% GDP. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố năm 2010 ước thực hiện 173.492 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20,8%; vượt 0,9% so kế hoạch năm và bằng 41,5% GDP. Tổng vốn đầu tư xây

dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 142.100 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,4%; so với năm trước tăng 20,9%. Từ đầu năm đến ngày 15/12, đã có 356 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký 1.831,5 triệu USD. So với năm 2009, số dự án cấp mới ít hơn 12 dự án, nhưng số vốn đầu tư tăng gấp 2,2 lần, vốn bình quân 1 dự án đạt 5,1 triệu USD. Có 106 dự án điều chỉnh vốn đầu tư và vốn pháp định, tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng 251,1 triệu USD, vốn pháp định tăng 64,1 triệu USD. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài Tp.HCM năm 2010.

– Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 167.506 tỷ đồng, bằng 115,4% dự toán. So với năm 2009, tổng thu ngân sách Nhà nước cả năm trên địa bàn tằng 23,7%. Thu ngân sách không kể dầu thô là 150.211 tỷ đồng, đạt 113,1% dự toán và tăng 23,2%. Trong đó thu nội địa: 87.961,5 tỷ đồng, đạt 103,7% dự toán, tăng 37,8%. Thu từ dầu thô: 17.295 tỷ đồng, đạt 140,6% dự toán, tăng 28,8% cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 57.000 tỷ đồng, đạt 121% dự toán, tăng 7,5%. Tổng chi ngân sách địa phương cả năm (trừ tạm ứng, ghi thu ghi chi) ước thực hiện 33.699 tỷ đồng, vượt dự toán 11,7%, giảm 18% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 19.480,1 tỷ đồng, giảm 4,6% cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng ước đạt 16,6%, huy động vốn tăng 27%. Tổng dư nợ tín dụng đến tháng 12 của Tp.HCM ước đạt 699,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2009 và tăng 16,6% so đầu năm. Mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nước (27,6% - sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng). Vốn huy động trên địa bàn thành phố 12 tháng ước đạt 766,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm 2009, tăng 27% so đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (24,5% - sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng).

2.1.4.3.Tình hình kinh tế trên địa bàn Quận 12

Trong năm 2010, nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp trong đó có sự biến động về giá cả thị trường, như biến động tỷ giá USD, vàng, xăng dầu, phân bón … kéo theo giá cả các ngành khác không ổn định. Tuy nhiên thời gian qua, thực hiện

chủ trương của UBND thành phố về bình ổn giá thị trường, UBND quận 12 đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá cương quyết không để tình trạng đầu cơ, tích trữ, găm hàng tạo thị trường hàng hóa khan hiếm giả tạo hoặc tăng giá quá mức gây hoang mang cho quần chúng, nhân dân. Nhìn chung giá cả hàng hóa năm 2010 tương đối ổn định, riêng một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhẹ nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, không có dấu hiệu tăng đột biến, lượng hàng cung ứng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường nên không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá.

Thương mại -Dịch vụ

Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 ước đạt 4.040,267 tỷ đồng, tỷ lệ 101,84% so với kế hoạch năm 2010 và tăng 22,21% so cùng kỳ năm 2009. Về đầu tư phát triển: Có 941 doanh nghiệp và 746 cơ sở đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2.224,61 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư 2.176 tỷ đồng tăng 171% so với cùng kỳ năm 2009 và cơ sở có vốn đầu tư là 48,61 tỷ đồng, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận có khuynh hướng hồi phục tốt, các doanh nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thực hiện năm 2010 ước đạt 2.495,486 tỷ đồng, đạt 100,19 % kế hoạch năm 2010 và tăng 15,23% so với cùng kỳ năm 2009. Về đầu tư phát triển: Có 661 doanh nghiệp và 197 cơ sở đầu tư với tổng vốn là 1447,6 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đạt 1437 tỷ đồng tăng 192% so với cùng kỳ, cơ sở có vốn đầu tư đạt 10,6 tỷ đồng giảm 74% so với cùng kỳ năm 2009.

Tình hình sản xuất nông nghiệp:

UBND quận đã phối hợp ngân hàng tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất cho các hộ sản xuất nông nghiệp theo QĐ số 105 và QĐ 15 của UBND thành phố. Trong năm 2010, đã hỗ trợ cho 14 hộ với tổng số tiền là 208,848 triệu đồng. Tình hình sản

xuất nông nghiệp trong năm 2010 có thuận lợi hơn so với cùng kỳ, do giá tiêu thụ rau trên thị trường tăng, nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi trồng rau ngày càng nhiều. Diện tích gieo trồng rau các loại cả năm đạt 1.265 ha tăng 233 ha so cùng kỳ chủ yếu rau muống nước, rau dềnh, tầng ô tập trung ở phường Thới An, Thạnh Xuân. Một số cây trồng giảm trong năm như: Ngâu, lài, hoa kiểng thời vụ do ảnh hưởng các đợt triều cường cuối năm. Tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Quận 12 – Tp.HCM (Trang 30 - 39)