Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 119)

5. Bố cục của luận văn

2.2.6. Phƣơng pháp phân tích

2.2.6.1. Phương pháp thống kê mô tả.

Thống kê số liệu tổng hợp số liệu qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu thập qua các báo cáo của các sở, ban ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên, từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết chuyên đề của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên qua các năm nghiên cứu và các tài liệu khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.6.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh a. So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 ( CT 19) Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

b. So sánh số tương đối.

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 ( CT 20) Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 ( CT 21) Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Tốc độ thay đổi bình quân: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo. Rav = n n i    1 1 ( Ri∆y ) - 1 ( CT 22)

2.2.7. Phƣơng pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng chuyên đề và các cán bộ thẩm định để thu thập các ý kiến đánh giá. Từ đó tổng hợp, rút ra các nhận xét tổng quát và đề ra đƣợc các giải pháp cho thời gian tiếp theo cũng nhƣ các kiến nghị cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NHNo&PTNT TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2011 3.1.1. Tình hình tự nhiên và xã hội 3.1.1. Tình hình tự nhiên và xã hội

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong khu vực miền núi và trung du phía Bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thủ đô Hà Nội. Tỉnh bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Tổng số xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh là 181, trong đó có 143 xã, 13 thị trấn và 26 phƣờng. Có 16 xã vùng cao, 109 xã thuộc địa bàn miền núi, diện tích đất toàn tỉnh 3.531,71 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 293.378,12 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha; đất chƣa sử dụng là 16.364,06 ha.

Bảng 3.1: Diện tích đất phân theo địa bàn huyện, thành phố, thị xã

TT Đơn vị hành chính Diện tích (km2 ) Cơ cấu (%) 1 Thành phố Thái Nguyên 186,31 5,3 2 Thị xã Sông Công 82,76 2,3 3 Huyện Định Hóa 514,21 14,6 4 Huyện Võ Nhai 839,50 23,8 5 Huyện Phú Lƣơng 368,95 10,4 6 Huyện Đồng Hỷ 455,24 12,9 7 Huyện Đại Từ 574,16 16,3 8 Huyện Phú Bình 251,71 7,1 9 Huyện Phổ Yên 258,87 7,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

Dân số trung bình của tỉnh tính đến cuối năm 2011 là 1.139.444 ngƣời, trong đó khu vực nông thôn chiếm 71,7%; tổng số hộ gia đình là 335.131 hộ ( trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,9%); số lao động trong độ tuổi ( theo tổng điều tra dân số năm 2009) chiếm 68% tổng dân số, bao gồm 51% là nam và 49% là lao động nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Dân số và lực lƣợng lao động

Đơn vị: 1000 ngƣời,%.

T T

Nội dung Theo các năm Tốc độ tăng (%)

2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 Bình quân 1 Dân số 1.125 1.131 1.139 0,53 0,72 0,62 2 Lao động 665 677 685 1,80 1,18 1,48 Chia theo ngành

- Nông, lâm nghiệp, TS 455 452 449 (0,65) (0,66) (0,66) - Công nghiệp, XD 96 106 111 10,42 4,71 1,08 - Dịch vụ 114 119 125 4,39 5,04 4,71 Chia theo TPKT - Nhà nƣớc 72 72 71 0 (1,39) (0,70) - Ngoài nhà nƣớc 590 600 609 1,69 1,50 1,59 - KV có vốn ĐTNN 3 5 5 66,67 0 29,10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

Nhận xét: Tỷ trọng lực lƣợng lao động tăng dần qua các năm, từ 59,1% tại năm 2009 đến 60% tại năm 2011. Lực lƣợng lao động tăng nhanh nhất trong khu vực dịch vụ với tốc độ tăng bình quân 4,71% trong giai đoạn này, trong khi đó lực lƣợng lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có chiều hƣớng giảm cho thấy có xu hƣớng dịch chuyển lực lƣợng lao động theo hƣớng công nghiệp hoá. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lƣợng lao động, ở vào cuối năm 2011, tỷ lệ này là 65,5%.

Lực lƣợng lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc thu hút lực lƣợng lao động áp đảo và có xu hƣớng tăng đều qua các năm, chứng tỏ có sự vƣơn lên mạnh mẽ của thành phần kinh tế này. Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tốc độ tăng mạnh trong năm 2010 song bị chững lại trong năm 2011, cho thấy ảnh hƣởng rõ rệt sự tác động của suy thoái kinh tế thế giới ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hƣởng đến đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh. Lực lƣợng lao động tại khu vực này, nói chung chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( khoảng 0,73% vào năm 2011) cho thấy Thái Nguyên còn nhiều hạn chế trong việc xúc tiến đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cho dù là tỉnh nằm liền kề thủ đô Hà Nội.

3.1.2. Tình hình kinh tế

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá thực tế giai đoạn 2009- 2011.

Đơn vị: tỷ đồng, %.

T T

Nội dung Theo các năm So sánh (%)

2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 Bình quân 1 Tổng GTSX 44.259,4 53.377,6 67.753,0 20,60 26,93 23,72 Chia theo ngành - Nông, lâm nghiệp, TS 6.347,9 7.696,5 10.197,0 21,24 32,49 26,74 - Công nghiệp, XD 28.761,8 34.316,2 43.188,1 19,31 25,85 22,54 - Dịch vụ 9.149,7 11.364,9 14.368,0 24,21 26,42 25,31 Chia theo TPKT - Nhà nƣớc 20.130,8 24.574,2 32.068,9 22,07 30,50 26,21 - Ngoài nhà nƣớc 22.260,7 26.642,0 33.295,5 19,68 24,97 22,30 - KV có vốn ĐTNN 1.867,9 2.161,4 2.388,6 15,71 10,51 13,08

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

Nhận xét: Tốc độ tăng của giá trị sản xuất trong hai năm là khá tốt. Trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất. Tuy vậy, công nghiệp và xây dựng mới là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 63,74% vào năm 2011). Thực tế, Thái Nguyên là tỉnh có thế mạnh về lĩnh vực công nghiệp luyện kim đen, thép, công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo giá thực tế giai đoạn 2009- 2011

Đơn vị: tỷ đồng, %.

TT Nội dung

Theo các năm Tốc độ tăng

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Bình quân 1 Tổng GDP 16.297,1 19.825,4 25.418,8 21,65 28,21 24,89

Chia theo ngành

- Nông, lâm nghiệp, TS 3.683,9 4.313,2 5.409,3 17,08 25,41 21,17 - Công nghiệp, XD 6.634,1 8.149,2 10.617,6 22,84 30,29 26,51 - Dịch vụ 5.979,1 7.320,9 9.391,9 22,44 28,29 25,33 Chia theo TPKT - Nhà nƣớc 7.232,3 8.912,4 11.603,2 23,23 30,19 26,66 - Ngoài nhà nƣớc 8.860,2 10.661,9 13.352,5 20,33 25,24 22,76 - KV có vốn ĐTNN 204,6 251,1 283,1 22,73 12,74 17,63

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

Nhận xét: Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2009- 2011 khá cao, bình

quân đạt 24,89%, đạt số tuyệt đối vào năm 2011 là 25.418,8 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp vai trò quan trọng nhất với tỷ trọng 41,77% trên tổng GDP của năm 2011. Tiếp theo là khu vực dịch vụ với tỷ trọng chiếm 36,95%, song trong năm 2011, khu vực này lại có mức tăng tốt nhất, bằng 2.071 tỷ đồng.

GDP bình quân đầu ngƣời trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lƣợt là 14,48 triệu đồng, 17,52 triệu đồng và 22,31 triệu đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân đầu ngƣời trong giai đoạn này là 24,13%.

3.2. Hoạt động đầu tƣ theo dự án đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Một số cơ chế, chính sách đã ban hành còn hiệu lực liên quan đến công tác thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh tác thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 1205/2007/QĐ-UBND, ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên Ban hành Quy định về một số biện pháp thực hiện khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh;

- Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 và Quy chế làm việc của Ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ đạo một cửa liên thông giải quyết liên thông các thủ tục hành chính và đầu tƣ, triển khai dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh;

- Đề án cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015; - Ban hành danh mục các dự án vận động đầu tƣ vào tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015;

- Xây dựng và ban hành 5 chƣơng trình, 11 đề án và 45 công trình dự án, quy hoạch trọng điểm giai đoạn 2010-2015....;

3.2.2. Tình hình, kết quả thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh

Tính từ năm 2005 đến hết năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 552 dự án đã đƣợc chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Tổng số vốn đầu tƣ đăng ký khoảng 171.000 tỷ đồng; diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng gần: 8.500 ha (chƣa tính diện tích đất dự kiến sử dụng của Dự án Tổ hợp khu đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Yên Bình, với diện tích đất sử dụng khoảng 8.009 ha). Trong đó: Dự án trong các Khu, Cụm công nghiệp: 126 dự án; Dự án ngoài các Khu, Cụm công nghiệp: 403 dự án; Dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI): 23 dự án;

3.2.2.1. Về kết quả thu hút đầu tư trong nước a) Các dự án trong các Khu, Cụm công nghiệp

Bảng 3.5: Các dự án trong các Khu, Cụm công nghiệp

TT Khu, Cụm công nghiệp Số dự án Số vốn đầu tƣ đăng ký (tỷ đồng) Tổng diện tích đất sử dụng (ha)

A Khu công nghiệp 70 9.462 451,52

I Khu CN Sông Công 64 8.116 203,12

1 Dự án đã triển khai và đi vào hoạt động 28 2.388 65,0

2 Dự án đang triển khai xây dựng 04 250 4,42

3 Dự án đã cấp phép chƣa triển khai thực hiện 32 5.478 133,7

II Khu CN Điềm Thụy 01 432 170

1 Dự án đang triển khai xây dựng 01 432 170

III Khu CN Nam Phổ Yên 5 914 78,4

1 Dự án đã triển khai và đi vào hoạt động 01 272 7,10

2 Dự án đang triển khai xây dựng 04 642 71,3

B Cụm Công nghiệp 56 7.429 243,4 TỔNG CỘNG (A+B) 126 16.891 694,9

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên (Báo cáo thu hút đầu tư tỉnh Thái Nguyến đến hết năm 2011)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b) Các dự án đầu tư ngoài các Khu, Cụm công nghiệp

Tổng số dự án đã đƣợc chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ là 390 dự án, với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký khoảng 150.700 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng 7.762 ha, bình quân diện tích đất dự kiến sử dụng cho 1 dự án đầu tƣ là: 19,9 ha (7.762/390 dự án).Cụ thể: - Dự án phân theo lĩnh vực Bảng 3.6: Dự án phân theo lĩnh vực TT Lĩnh vực Số dự án Tổng DT đất sử dụng (ha)

1 Khu đô thị, dân cƣ (bất động sản) 89 4.632 2 Sản xuất công nghiệp, XD hạ tầng cơ

sở, trụ sở làm việc 196 1.509

3 Xây dựng TT Thƣơng mại và DL 74 1.105

4 Giáo dục, y tế , văn hóa thể thao 27 259

6 Nông, lâm nghiệp 17 257

Tổng cộng 403 7.762

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên (Báo cáo thu hút đầu tư tỉnh Thái Nguyến đến hết năm 2011)

3.2.2.2. Về thu hút đầu đầu tư nước ngoài (FDI)

Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh, với số lƣợng không nhiều và hầu hết đều có quy mô nhỏ. Tổng số dự án FDI đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm 31/12/2011 là 23 dự án, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 104,3 triệu USD (tƣơng đƣơng 2.200 tỷ đồng).

Vốn luỹ kế vốn đầu tƣ thực hiện là 64,458 triệu USD, chiếm 61,79 % tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Số quốc gia đầu tƣ: 06 quốc gia, bao gồm: Trung Quốc (11 nhà đầu tƣ); Đài Loan (04 nhà đầu tƣ); Đức (02 nhà đầu tƣ); Nhật Bản (02 nhà đầu tƣ); Singapore (02 nhà đầu tƣ) và Hàn Quốc (02 nhà đầu tƣ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các dự án này đang đƣợc triển khai tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều ngƣời lao động. Trung bình thuế nộp ngân sách hàng năm của các dự án FDI ƣớc đạt gần 8 tỷ đồng; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 6.388 ngƣời.

3.3. Tổng quan về các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 15 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thƣơng mại hoạt động. Trong đó có 1 ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, 2 ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhà nƣớc và 12 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác.

Giai đoạn từ năm 2007 trở về trƣớc, trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 ngân hàng thƣơng mại hoạt động là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng Công thƣơng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bên cạnh đó, có 2 ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính sách là Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Bắt đầu từ giữa năm 2007, có làn sóng các ngân hàng thƣơng mại cổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)