Dùng từ không đúng chính tả tiếng Việt

Một phần của tài liệu văn phong và ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân phường yên phụ (Trang 63 - 70)

Ví dụ 1: trong Công văn về xử lý các vi phạm TTXD - ĐT trên địa bàn phường Yên Phụ: “04 trường hợp : Mậu, Doanh, Sơn, Mão chỉ có phần tường thấp ngăn gianh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ”.

Từ “gianh giới” sử dụng trong câu này là sai.

Ví dụ 2: Chỉ thị số 563/2003CT - UBND ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Chủ tịch UBND phường Yên Phụ về việc tăng cường biện pháp thực hiện thu thuế nhà đất năm 2003 có đoạn: "phối hợp với các đ/c uỷ nhiệm thu thuế nhà đất giải thích, đôn đốc, sử lý” và “UBND phường để có biện pháp sử lý”, ở đây vi phạm lỗi phụ âm đầu: sử lý”.

+ Lỗi về viết hoa

Hiện nay mới chỉ có Quyết định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 22/11/1998 của Văn phòng Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, còn vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định về vấn đề viết hoa chung cho tất cả các cơ quan nhà nước. Qua khảo sát các văn bản của UBND phường Yên Phụ cho thấy việc viết hoa là không thống nhất (chú ý các từ được in đậm).

Ví dụ 1:

“Căn cứ thông báo số 02/TB-HĐ ngày 28 tháng 04 năm 200 của HĐND phường Yên Phụ về việc xin sử dụng quĩ LĐCI năm 2005 để nạo vét cống thoát nước tổ 29 cụm 5A làng Yên Phụ”.

hoặc: “Căn cứ tờ trình số 747/TTr-BTC ngày 20/11/2006 của Ban tài chính phường trình HĐND phường…”.

Hay: “Căn cứ luật đất đai (năm 2003)”.

“Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003”.

“Căn cứ kế hoạch số 47/KH-UB ngày 18/7/2002 của UBND Quận Tây Hồ về việc tổ chức Festival tài năng lao động sáng tạo trẻ quận Tây Hồ lần thứ nhất năm 2002”.

“Căn cứ Nghị quyết số 10/2004/NQ-HĐ tại kỳ họp thứ 3 HĐND phường Yên Phụ khoá VII ngày 30/12/2004 của HĐND phường Yên Phụ về nghĩa vụ thu chi ngân sách phường năm 2005”.

(trích Tờ trình về việc thẩm định quyết toán công trình nạo vét bùn lẫn rác cống)

“Căn cứ Quyết định số 1547/QĐ-UB ngày 12/12/2006 của UBND Quận Tây Hồ về việc cấp kinh phí sửa chữa thường xuyên hệ thống loa truyền thanh”.

(trích Tờ trình về việc xin điều chỉnh kế hoạch phân bổ ngân sách)

“Căn cứ Công văn số 70/NV ngày 05 tháng 04 năm 2007 của phòng Nội vụ quận Tây Hồ , về việc báo cáo thực hiện công tác thanh tra năm 2007”.

(trích Báo cáo về thực hiện thanh tra năm 2007 về công tác cán bộ và công tác hành chính phường Yên Phụ)

Qua các ví dụ trên cho thấy (những từ in đậm) cùng một nội dung tương tự như nhau nhưng có văn bản viết hoa, có văn bản không viết hoa.

Ví dụ 2:

“…xét đơn của ông Lê Văn Tảo - 41B An thành - phường Yên phụ...”.

“HKTT: 513-D14-Quỳnh lôi-Hai Bà Trưng”. “Nguyên quán : Yên Tân- Ý Yên- Nam Định

Thường trú: 99-B7 An DươngYên Phụ- Hà Nội”

(trích Tờ trình về việc giới thiệu chức danh Phó Chủ tịch UBND phường Yên Phụ nhiệm kỳ 1999-2004)

“UBND Phường có cuộc họp cùng với cơ quan chủ quản lý nhà đất của Tập thể Điện ảnh - An Dương - Phường Yên Phụ…”

(Thông báo)

Việc không thống nhất trong cách viết hoa sẽ làm giảm chất lượng của văn bản.

Ví dụ 3: Việc viết hoa rất tuỳ tiện chỉ là sự ngẫu hứng:

“Giao ban Tư pháp Phường chuẩn bị các biểu mẫu biên bản như: Biên bản vắng mặt, biên bản cắt (mở) khoá…”.

“Căn cứ Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND ngày 08/6/2006 của UBND Thành Phố Hà Nội…”.

“Tổ TTXD-Đô thị Phường, công an Phường, cụm dân cư, tổ dân phố 27 và ông Nguyễn Văn Ngữ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này”.

“Để xem xét giải quyết khiếu kiện thì ngày 05/02/2007, UBND phường đã tổ chức họp Ban ngành phường, Công an phường, Khu dân cư, tổ dân phố, để bàn biện pháp giải quyết đơn kiến nghị mở cửa đi của hộ bà Kim”.

“UBND phường giao cho công an phường, cảnh sát khu vực,

Địa chính, tổ dân phố theo dõi đôn đốc anh Trần Đại Dương và chị Phạm Thị Sinh thực hiện nghiêm chỉnh nội dung thông báo này”.

Ví dụ 4: Thậm chí ngay trong cùng một văn bản, vấn đề viết hoa cũng không có sự thống nhất:

“Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 14/2002/L- CTN ngày 02/07/2002;

Căn cứ công văn số 02/CAP-YP ngày 27/10/2005 của Công an phường Yên Phụ;

Xét báo cáo đề xuất ngày 17/10/2005 của Công an phường và

báo cáo đề xuất số 02/4/BCĐX-TP ngày 20/01/2006 của Tư pháp phường”.

(trích Thông báo về việc giải quyết tranh chấp đất trồng hoa màu tại tổ 51 B cụm 8 phường Yên Phụ)

“Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003”.

(trích Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm)

Viết hoa để tỏ ý kính trọng nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng. Ví dụ như không cần thiết phải viết hoa từ (được in đậm) dưới đây:

“Nhà đất ở trong khuôn viên thuộc gia đình Ông Trương Tứ Thức, đã cho Nguyễn Thị Phúc cùng chồng thuê để ở từ năm 1954 (không có văn bản giấy tờ về việc cho thuê).

(trích Công văn số 91/UB-TB ngày 10/06/2003 của UBND phường Yên Phụ)

Hoặc: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của phó Chủ tịch UBND

Quận Tây Hồ tại công văn số 405/UB-QLĐT ngày 10/7/2001 của UBND phường Yên Phụ”.

(Tờ trình)

Hay: “Giúp UBND phường thực hiện công tác quản lý Nhà

nước về các công việc tư pháp”.

(Quyết định)

+ Một vấn đề khác về lỗi chính tả trong các văn bản QLNN

do UBND phường Yên Phụ ban hành là:

*)Lỗi do kỹ thuật đánh máy: (những từ sai được in đậm)

Ví dụ1: “Ngày 01/8/2002, các hộ dân trong khu vực này đã ra phường đề nghị chính qưyền giải quyết việc ngập úng do mưa chiều 01/8 gây mất trật tự trị an”.

(trích Công văn về nâng cấp đường và thoát nước khu vực Nhà văn hoá - Trường học)

Ví dụ 2: “Năm 2004 được sự hướng dẫn chủ bộ phận Tư pháp VP HĐND & UBND Quận”.

Ví dụ 3: trong Báo cáo số 178/BC-UB ngày 16 tháng 09 năm 2005 của UBND phường Yên Phụ về việc thực hiện kế hoạch số 63/KH-UB ngày 02/06/2005 của UBND quận Tây Hồ có đoạn viết:

“Trên đây là báo cáo tòm tắt việc tự rà soát các văn bản QPPL từ 01/01/2005 đến 15/09/2005”.

Ví dụ 4:

“…do không đủ điều kiện về PCCC, môi trường và tiềng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân…”.

*)Lỗi viết các con số trong ngày tháng:

Việc viết các con số trong ngày tháng cũng không có sự thống nhất (ở đây xét về các con số dưới hàng chục). Có thể thấy điều này qua các ví dụ sau (chú ý số in đậm):

Ví dụ 1:

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 13/3/2007 của UBND Quận Tây Hồ”.

( Báo cáo)

“Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-HĐ ngày 25/5/2004 của HĐND phường Yên Phụ…”.

(Tờ trình)

“Căn cứ Quy chế tổ chức lễ hội ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT”.

(Quyết định)

“Căn cứ Quyết định 19/2003/QĐ-UB ngày 24/01/2003 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định về quản lý TTXD trên địa bàn thành phố Hà Nội”

“Xét báo cáo dề xuất ngày 17/10/2005 của Công an phường và báo cáo đề xuất số 02/4/BCĐX-TP ngày 20/01/2006 của Tư pháp phường; biên bản ngày 10/01/2006, ngày 11/01/2006, ngày 17/01/2006 của UBND phường”.

(Thông báo) Ví dụ 2:

“Việc khiếu kiện về nhà đất của ông Đặng Thành Sơn, UBND phường Yên Phụ đã có công văn số 87/UB-TP ngày 5/6/2003 gửi quý cơ quan về việc phúc đáp công văn số 567/PTTH-HN ngày

29/5/2003”.

(Công văn)

“Thực hiện quyết định số 646/QĐ-UB ngày 06/7/2005 của UBND quận Tây Hồ…”.

(Thông báo)

Một phần của tài liệu văn phong và ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân phường yên phụ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w