Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu văn phong và ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân phường yên phụ (Trang 124 - 128)

- Như trên; CHỦ TỊCH

3.5.Một số kiến nghị khác

- Cần lập chương trình xây dựng văn bản quản lý nhà nước và kế hoạch liên quan giải quyết những công việc cụ thể liên quan tới công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước.

Xác định loại văn bản cần ban hành, thời gian ban hành, vấn đề được đề cập, cơ quan - người chủ trì - bộ phận soạn thảo, kinh phí cho công tác soạn thảo.

- Việc rà soát, hệ thống hoá cần phải tiến hành thường xuyên hơn, tuỳ thuộc vào khối lượng văn bản được ban hành, tuy nhiên không nên quá 03 tháng, có như vậy mới phát hiện được những điểm mâu thuẫn bất hợp lý để có sự sửa đổi, bổ sung, tổng kết, rút kinh nghiệm.

- Việc giám sát, kiểm tra và sử lý văn bản trái pháp luật cũng phải được tiến hành thường xuyên, từ đó khắc phục những sai sót trong quá trình ban hành; hạn chế những tác động tiêu cực trong

quá trình thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và tăng lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

- Coi trọng công tác phổ biến pháp luật đến các cán bộ trong cơ quan, trong mỗi kỳ họp giao ban tuần, tháng phải đưa các văn bản pháp luật mới ra thảo luận, cung cấp để các cán bộ được cập nhật những thông tin pháp luật mới, tạo tiền đề cho việc ban hành văn bản mang tính hợp pháp, hợp lý và thống nhất.

- Dựa vào các văn bản của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định về xây dựng quy trình ban hành văn bản quản lý nhà nước tại phường phù hợp với thực tế.

- Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình, công tác này giúp cho chủ thể quản lý đánh giá đúng tình hình thực tiễn đời sống xã hội từ đó có những quyết định phù hợp với trình độ phát triển sản xuất của nền kinh tế - văn hoá - xã hội phường Yên Phụ, có thể thông qua những cách sau để nắm bắt tình hình:

+ Cử cán bộ trực tiếp xâm nhập xuống các tổ dân phố thuộc địa bàn.

+ Nắm bắt tình hình thông qua báo cáo của cấp dưới, của các tổ trưởng tổ dân phố, nắm tình hình thông qua những thông tin từ các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước như báo, đài…

+ Nắm tình hình thông qua công tác thanh tra, kiểm tra hay qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thông qua hoạt động này, chủ thể quản lý có được những thông tin chính xác, đầy đủ, hệ thống để từ đó ban hành các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy sự vận động theo ý

chí của chủ thể quản lý và thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Văn bản là một công cụ quan trọng không thể thiếu để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của mọi cơ quan, tổ chức nói chung và UBND phường Yên Phụ nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ban hành văn bản, lãnh đạo UBND phường Yên Phụ đã quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện để việc ban hành văn bản tuân theo quy trình khoa học đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác văn bản của UBND phường Yên Phụ vẫn còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục, nhất là việc sử dụng ngôn ngữ.

Công tác xây dựng và ban hành văn bản của UBND phường Yên Phụ ngày càng trở lên bức xúc trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, với những đề xuất, kiến nghị trong khoá luận này, tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đảm bảo tính chuẩn mực ngôn ngữ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản tại UBND phường Yên Phụ.

Với thời gian có hạn, phạm vi đề tài rộng, bản thân lại chưa trải qua kinh nghiệm thực tế nên kháo luận khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được tập thể lãnh đạo UBND phường Yên Phụ, các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để khoá luận tốt nghiệp có kết quả được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu văn phong và ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân phường yên phụ (Trang 124 - 128)