UBND phường có quyền ban hành các loại văn bản chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính, tư pháp, những văn bản trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc.
2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhànước của UBND phường Yên Phụ nước của UBND phường Yên Phụ
2.2.1. Số lượng văn bản
Số lượng văn bản UBND phường Yên Phụ ban hành qua một số năm từ năm 2004 đến năm 2006
Năm Tổng số VB Văn bản QPPL Văn bản cá biệt Văn bản hành chính thông thường QĐ CT QĐ CT CV TB TTr KH BC BB 2004 777 03 01 215 0 157 124 109 60 90 18 2005 776 06 01 197 0 92 106 112 37 106 21 2006 895 04 0 244 0 166 264 39 60 264 29
2.2.2.Đánh giá
Qua khảo sát 110 văn bản trong đó có: 02 Chỉ thị, 03 Quy chế, 03 văn bản hướng dẫn kèm theo Quyết định, 02 Diễn văn, 30 Quyết định, 15 Tờ trình, 19 Thông báo, 11 Báo cáo, 25 Công văn cho thấy các văn bản do UBND phường Yên Phụ ban hành trong một số năm vừa qua còn vi phạm rất nhiều lỗi về mặt hình thức, nội dung và đặc biệt là các lỗi về sử dụng ngôn ngữ văn bản. Sau đây là một số đánh giá về tình hình sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản QLNN của UBND phường Yên Phụ:
2.2.2.1.Ưu điểm
Qua các đợt rà soát hàng năm, công tác soạn thảo văn bản của UBND phường Yên Phụ được cấp trên đánh giá cao và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của phường, phù hợp với pháp luật hiện hành. Trong quá trình soạn thảo văn bản, các cán bộ, công chức làm tốt công tác soạn thảo văn bản, phương thức giải quyết công việc đưa ra rõ ràng, phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra. Việc sử dụng văn phong không chuẩn mực và sử dụng các từ ngữ địa phương vào trong văn bản ngày càng được hạn chế; việc tu chỉnh văn bản quản lý nhà nước ở phường Yên Phụ được chú ý làm tốt, góp phần nâng cao hiệu lực QLNN ở địa phương.
- Văn bản do UBND phường soạn thảo cũng đã xác định đúng được mục tiêu và giới hạn điều chỉnh, điều này thể hiện mức độ
phản ánh các mục tiêu trong đường lối, chính sách của Đảng uỷ phường, Nghị quyết của HĐND phường và các văn bản của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên. Vì vậy, văn bản quản lý nhà nước của UBND phường Yên Phụ có tính khả thi cao và được đa số cán bộ, nhân dân trong phường hưởng ứng, thực hiện giải quyết kịp thời những yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới đặt ra.
- Việc soạn thảo văn bản theo một quy trình khoa học của UBND phường cũng là một phương pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của văn bản. Vì thế văn bản được soạn thảo ra đã phát huy được sức mạnh của tập thể, của từng cá nhân trong việc giải quyết công việc chung, tránh tình trạng quan liêu, áp đặt của các nhà lãnh đạo, nâng cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của văn bản.
Chất lượng văn bản của UBND phường được nâng cao trên nhiều phương diện cả về nội dung, hình thức. Trong đó, việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản của UBND phường đã được chú ý. Văn bản không còn tình trạng sử dụng các từ đa nghĩa, tiếng lóng. Mặt khác, văn phong hành chính - công vụ và kỹ thuật cú pháp của văn bản đã đạt yêu cầu.
- Để đạt được kết quả như trên trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước tại UBND phường, ngoài sự chỉ đạo, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên của cơ quan quản lý cấp trên, còn phải kể đến những cố gắng nỗ lực, nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của văn bản của tập thể lãnh đạo, cán bộ trong UBND phường Yên Phụ.
2.2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm, những kết quả đạt được, công tác soạn thảo văn bản quản lý nhà nước tại UBND phường Yên Phụ còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Qua việc rà soát các văn bản quản lý nhà nước của UBND phường Yên Phụ trong một số năm vừa qua cho thấy những vi phạm về sử dụng ngôn ngữ như:
2.2.2.2.1. Về sử dụng từ ngữ