1- Những điểm mạnh:
- Trường THCS Trần Phú là trường nằm ở địa bàn dân cư sống chủ yếu bằng nghề trồng cây cà phê, do thời tiết thất thường, giá cả không ổn định nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ CBVC đa số còn trẻ, mới lập gia đình, nhưng đã tự khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoạt động của nhà trường luôn luôn ở tốp đầu và bền vững được cấp trên, chính quyền địa phương cũng như Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm tin tưởng ủng hộ.
- Công tác quản lý chỉ đạo của lãnh đạo trường sát sao, nhiệt tình và năng động trong mọi hoạt động, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh nghiệm dạy và học, kinh nghiệm xây dựng các phong trào.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng, yêu nghề, luôn luôn đáp ứng kịp thời với yêu cầu của ngành, được cha mẹ học sinh tin yêu quý mến.
- Trong chuyên môn nhà trường luôn coi trọng phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của người thầy, thực hiện nghiêm túc chất lượng, hiệu quả công việc trọng tâm của nhà trường. Song song với công tác chuyên môn của đội ngũ giáo viên là nề nếp, kỷ cương của nhà trường luôn được giữ vững. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được phát triển năm sau cao hơn năm trước.
- Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển, được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.
- Căn cứ theo bộ đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, nhà trường tự đánh giá có:
+ 104/108 chỉ số đạt yêu cầu, tỷ lệ 96,2%. + 33/36 tiêu chí đạt yêu cầu, tỷ lệ: 91,7 %.
2- Những tồn tại:
- Cơ sở vật chất nhà trường còn dừng ở mức độ chưa theo kịp với điều kiện phát triển giáo dục trong nước và khu vực, do đặc thù của vùng nông thôn. Trường chưa có đầy đủ cơ sở vật chất về trang thiết bị, sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo. Chưa có các phòng chức năng, các phòng bộ môn để phục vụ cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả tốt.
- Cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn phải kiêm nhiệm, đời sống cán bộ giáo viên, công nhân viên chức còn khó khăn.
- Hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ chưa cao. Kế hoạch tập huấn chưa được thường xuyên.
- Địa phương là vùng nông thôn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn không có những cơ sở kinh doanh lớn nên huy động nguồn lực tài chính cho trường rất hạn chế.
- Một số ít học sinh chưa ham học, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn nên kết quả học tập chưa cao, tỷ lệ học sinh bỏ học, yếu kém còn cao.
- Việc lưu trữ các thông tin minh chứng còn thiếu sót. Khi kiểm tra các bộ phận có khi không ghi thành biên bản riêng theo đúng thể thức văn bản.
3- Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
- Phấn đấu giữ vững là trường tiên tiến cấp thị xã.
- Hoàn thành chương trình kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đề ra, phấn đấu trường được công nhận kiểm định chất lượng ở cấp độ ngày càng cao.
- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tiếp tục phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua nhiều hình thức:
+ Học Đại học tại chức, Đại học từ xa, hoàn chỉnh kiến thức, …
+ Dự các lớp chuyên môn, chuyên đề nghiệp vụ do Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức.
+ Tích cực tự học, tự nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, thông qua thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề, giáo viên tự trau dồi kiến thức cho mình.
+ Thực hiện tốt hơn nữa chủ đề các năm học. Thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào của các cấp phát động.
+ Thực hiện đầy đủ, đúng và có hiệu quả quy chế chuyên môn.
+ Triển khai dạy đúng, đủ chương trình theo phân phối chương trình của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT chỉ đạo.
+ Thực hiện đúng nội quy, quy định của ngành và của trường đề ra. + Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
+ Công tác phổ cập phấn đấu đạt chuẩn hàng năm.
+ Tiếp tục tu sửa xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập. Nâng cao chất lượng toàn diện của các mặt giáo dục. Đồng thời tích cực tham mưu với cấp trên để xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
+ Thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trường học.
+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực và hiệu quả.
+ Tạo cảnh quan trong trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đáp ứng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4. Kiến nghị của nhà trường:
- Một số tiêu chí trong các tiêu chuẩn còn mang tính chất đánh giá ước lượng chưa có con số cụ thể nhà trường tự đánh giá là đạt song cũng còn những băn khoăn do tiêu chí đặt ra chưa rõ ràng cụ thể.
- Cần đầu tư thêm kinh phí để hỗ trợ cho trường. Đầu tư kinh phí cho công việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
Trên đây là toàn bộ Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS Trần Phú trình các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
TM. HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ CLGDCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
HIỆU TRƯỞNG