Tiêu chuẩn 4: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng gd (Trang 42 - 64)

Nhà trường thực hiện tốt việc phối hợp với gia đình học sinh, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc giáo dục học sinh.

Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Có Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và

nhà trường [H4-4-01-01]. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có kế hoạch và cuối mỗi năm học đều có báo cáo về tình hình hoạt động, có tất cả biên bản của các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4-01-02].

b. Nội dung đánh giá hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh được thể hiện trong báo cáo sơ kết, tổng kết năm học hằng năm của nhà trường [H1-1-07-03].

c. Hằng năm, có tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh. Kế hoạch, chương tình tổ chức, biên bản các cuộc họp được thể hiện ở sổ nghị quyết của Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4-01-02]. Nội dung đánh giá về các cuộc họp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh được thể hiện trong báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường [H1-1-07-03].

2. Điểm mạnh:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đều nắm khá chắc tư cách đạo đức, trật tự kỷ luật, hoàn cảnh gia đỡnh của từng học sinh để theo dừi phụ trỏch giỳp đỡ.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm có biểu dương khen thưởng để học sinh các lớp phấn đấu.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo tính dân chủ cao. Mọi phụ huynh đều được bàn và thực hiện một cách công khai minh bạch.

- Hàng năm vào đầu năm học Nhà trường báo cáo tình hình nhiệm vụ, kế hoạch năm học, chủ trương và giải pháp của nhà trường trong năm học mới để cha mẹ học sinh biết, tham gia bàn bạc tìm các giải pháp cùng nhà trường thực hiện.

- Định kỳ 1 năm nhà trường họp 2, 3 lần vào đầu năm học mới và kết thúc. Mỗi lần sinh hoạt nhà trường đều lắng nghe các ý kiến đề xuất của cha mẹ học sinh và tìm ra những giải pháp thoả đáng. Nhiều năm qua nhà trường không có khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân. Mỗi lần họp nhà trường đều có ghi Biên bản tổng hợp các ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Điểm yếu:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến trước cuộc họp phụ huynh để đầu tư thay đổi nhanh cơ sở vật chất trường, lớp.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh đôi lúc chưa phối hợp kịp thời với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để giáo dục hai mặt chất lượng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, trách nhiệm và hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGD&ĐT. Tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, Ban đại diện cha mẹ từng lớp thực hiện tốt quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị quyết soạn thảo đầu năm học.

- Nhà trường thường xuyên đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường để hoạt động có hiệu quả.

- Quỹ hội được đóng góp trên cơ sở tự nguyện.

- Cần tăng cường sự phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường.

b) Nhà Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để

xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Hằng năm, Ban giám hiệu tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường. Các văn bản tham mưu được lưu ở bộ phận văn thư của nhà trường [H1-1-06-01]. Việc đánh giá công tác tham mưu về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường được thể hiện cụ thể ở các báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của nhà trường [H1-1-07-03].

b. Có biên bản tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục. Công tác này được nhà trường lồng ghép trong các báo cáo sơ kết, tổng kết năm học [H1-1-07-03].

c. Cú sổ theo dừi và ghi nhận sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể; tổ chức xã hội nghề nghiệp; doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục, bảng tổng hợp kết quả ủng hộ về tinh thần, vật chất [H4-4-02-01].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có sự chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường.

- Nhà trường có sự phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể và cá nhân.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên kịp thời những học sinh khá, giỏi. Động viên khích lệ và tạo điều kiện cho những học sinh còn yếu, kém cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Các tổ chức xã hội trong địa bàn như: Đoàn phường, Y tế, … thường xuyên phối kết hợp với nhà trường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao.

3. Điểm yếu:

Sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, cá nhân còn ít so với nhu cầu hoạt động của trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân.

- Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã vào các ngày lễ lớn.

- Khuyến khích động viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất với những học sinh có tiến bộ, có kết quả cao trong học tập.

- Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới.

- Vận động sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, cá nhân đối với nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Điều này được lồng ghép trong các tiết dạy của giáo viên trên lớp, trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [H4-4-03-01].

b. Nhà trường phối hợp với các đoàn thể tổ chức thăm hỏi những gia đình chính sách ở địa phương vào ngày 27/7; Tết Nguyên Đán [H4-4-03-02]. Trong các báo cáo tổng kết của các đoàn thể trong nhà trường đều có nội dung đánh giá việc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” [H4-4-03-02].

c. Công tác tuyên truyền trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học được thực hiện thông qua các cuộc họp phụ huynh của từng lớp và Đại hội phụ huynh toàn trường [H4-4-01-02].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường đã giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc bằng cách lồng ghép trong các tiết dạy của giáo viên trên lớp, trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, nhà trường còn có sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hằng năm, vào ngày 27/7; Tết Nguyên Đán, nhà trường phối hợp với các đoàn thể tổ chức thăm hỏi những gia đình chính sách ở địa phương.

- Nhà trường thực hiện công tác công tác tuyên truyền trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học được thực hiện thông qua các cuộc họp phụ huynh của từng lớp và Đại hội phụ huynh toàn trường.

3. Điểm yếu:

Phụ huynh chưa thực sự quan tâm và tham gia vào việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.

- Trên địa bàn nhà trường đứng chân không có di tích lịch sử, văn hóa tuy nhiên, nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương vào ngày 27/7; Tết Nguyên Đán để thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

- Tích cực tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục thông qua nhiều hình thức khác nhau.

5. Tự đánh giá: Đạt.

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 4

* Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh: Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường.

+ Sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể khá chặt chẽ.

+ Điểm yếu: Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp, có rất ít các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên không có điều kiện ủng hộ về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường phát triển.

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 9/9

* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Nhà trường triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục theo quy định.

Chất lượng giáo dục năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước.

Tiêu chí 1: Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.

b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định.

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Phó Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn theo từng năm, kỳ, tháng, tuần trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của nhà trường [H1-1-07-01], [H1-1-01-08], [H5-5-01-01].

b. Nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy theo đúng quy định [H1-1-07-01]; Hằng năm có thể hiện nội dung đánh giá việc thực hiện thông qua lễ sơ kết, tổng kết [H1-1-07-03]; Triển khai đầy đủ các loại hồ sơ theo chuyên môn theo quy định [H5-5-01-02], [H5-5-01- 03], [H5-5-01-01]; Sổ đầu bài ghi chép cụ thể và được kiểm tra thường xuyên [H5-5-01-04].

c. Nội dung rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập được thể hiện trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn tập trung và được ghi cụ thể trong sổ nghị quyết [H1-1- 04-02]; Trong các báo cáo sơ kết, tổng kết năm học đều thể hiện việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập [H1-1-07-03]; Cập nhật và lưu trữ thường xuyên Các văn bản thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần [H1-1-07-01].

2. Điểm mạnh:

- Trường đã xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo quy định. Kế hoạch năm, học kỳ, thỏng, tuần ở từng bộ phận và triển khai rừ sỏt tới từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường.

- Thực hiện đúng kế hoạch thời gian, kế hoạch giảng dạy các năm học.

Thực hiện đúng các nội dung trong Sổ đầu bài. Hàng tháng, học kỳ, năm học có tổ chức rà soát việc thực hiện kế hoạch đề ra.

- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đã đi vào chiều sâu và khá ổn định.

3. Điểm yếu:

- Do hướng dẫn thực hiện khung phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, mặt khác, do giáo viên có biến động (chuyển công tác, nghỉ hộ sản) nên trong 1 năm có tới 11 đến 12 lần xếp lại thời khoá biểu.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường duy trì tốt kế hoạch thời gian năm học.

- Ban giám hiệu lên kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể cho từng môn học theo Quyết định của Bộ, Sở, Phòng cho từng giáo viên.

- Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo từng bộ phận, từng việc thực hiện kế hoạch của cá nhân và các bộ phận. Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng ký duyệt các kế hoạch, giáo án hàng tuần, tháng, năm và có cả từng giai đoạn.

- Lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định của tiêu chí.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;

b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập.

c) Hướng dẫn học sinh học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn trong quá trình giảng dạy đã sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học [H5-5-01-01]; Hằng năm, nhà trường tiến hành đánh giá việc đánh giá đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết [H1-1-07-03].

b. Các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường đã thể hiện nội dung đánh giá ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học; đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập [H1-1-07-03]. Có bản tổng hợp số giờ trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đánh giá kết quả học tập liên quan đến việc ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học được lưu trữ tại hồ sơ của tổ chuyên môn [H1-1-01-08].

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng gd (Trang 42 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w