Thư viện đã tổ chức cho học sinh thảo luận và trao đổi những kiến thức

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng gd (Trang 40 - 41)

quý báu trong SGK .

3. Điểm yếu:

- Chưa có phòng đọc sách riêng cho từng đối tượng cũng như chưa có kho sách riêng.

- Chưa có các hoạt động triển lãm sách.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Cần khai thác phần mềm Vemis.Library để việc quản lí thư viện tốt hơn nữa.

- Cần phát huy hơn nữa phong trào xây dựng thư viện trường học thân thiện để mọi người hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của thư viện.

- Tổ chức hoạt động triển lãm sách.

- Duy trì xây dựng thư viện đạt chuẩn và có phòng đọc sách riêng cho từng đối tượng.

- Vận động CBVC và HS trong nhà trường xây dựng ý thức bảo quản, lưu trữ sách, báo, tạp chí… làm tăng phần phong phú cho kho sách thư viện.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ GDĐT.

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ GDĐT..

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có đầy đủ các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho việc dạy và học [H3-3-01-02].

b. Giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập trong các giờ lên lớp. Có danh mục đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm, có sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học [H3-3-01-02]. Công đoàn nhà trường phát động phong trào tự làm một số đồ dùng dạy học đạt kết quả cao [H3-3-06-01].

c. Hằng năm, bộ phận thiết bị nhà trường đều lập kế hoạch về việc sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học. Có sổ nhập thiết bị dạy học, phiếu nhập kho… Có lưu đầy đủ các chứng từ chi sửa chữa, mua đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm [H3-3-01-02].

2. Điểm mạnh:

- Quản lý thiết bị khá tốt.

- Các thiết bị được sắp xếp khá khoa học, hàng năm có tổ chức kiểm kê đúng quy định.

- Đa số giáo viên thường xuyên sử dụng ĐDDH.

3. Điểm yếu:

- Một số thiết bị của bộ đồ dùng cấp phát độ chính xác chưa cao, độ bền chưa cao dễ hỏng, dễ vỡ, hay hoá chất để lâu bị biến màu, không chính xác.

- Thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học bổ sung chưa kịp thời (đặc biệt là hóa chất).

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Làm tốt công tác mượn trả các đồ dùng thí nghiệm theo tiết học có sổ theo dõi của giáo viên phụ trách.

- Làm tốt công tác kiểm kê, các thiết bị của bộ đồ dùng để nắm bắt số lượng cần bổ sung, sửa chữa.

- Làm tốt công tác quản lý thiết bị đồ dùng để sử dụng trong nhiều năm như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

- Phát huy hiệu quả việc sử dụng đồ dùng tạo kỹ năng, kỹ xảo sử dụng đồ dùng để nâng cao tay nghề. Có những thí nghiệm như hoá, lý giáo viên phải làm trước để có độ chính xác tính chứng minh của thí nghiệm đạt kết quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khai thác triệt để kiến thức từ các bộ đồ dùng để nâng cao chất lượng các giờ lên lớp.

- Phát huy hiệu quả việc sử dụng các loại đồ dùng tự làm.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng gd (Trang 40 - 41)