I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và kết quả
1. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm
hưởng đến hoạt động của ngân hàng:
Quảng Ninh là một tỉnh lớn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ 20o - 21040 độ vĩ Bắc, 106025 - 108025 độ Kinh đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp Hải Phòng, Hải Dương, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lạng Sơn. Quảng Ninh với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.239,243 Km2 (phần đã xác định) trong đó diện tích đất liền là 5.938 Km2, vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 Km2. Dân số Quảng Ninh tính đến 2001 là 1.029.900 người. Với diện tích rộng và mật độ dân cư đông tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, công nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một tỉnh có cả rừng, biển và đồng bằng, có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc. Quảng Ninh là tỉnh giàu tiềm năng kinh tế và du lịch, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí; công nghiệp khai thác, chế biến nông, lâm, hải sản, thực phẩm; cảng biển và dịch vụ cảng biển... Nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía Bắc của thời kỳ đổi mới cùng Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh là một tỉnh có nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức độ tăng GDP hàng năm bình quân trên 11%. Năm 2003, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế cả nước tăng trưởng khá, GDP tăng trưởng trên 7,2%. Đối với Quảng Ninh, kinh tế GDP tăng trưởng đạt trên 12,6%. Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19% so với năm 2002, giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm đạt mức độ tăng trưởng là 8,1% vượt mục tiêu đề ra tăng bình quân 5,5% trong giai đoạn 2001 - 2005. Dịch vụ tăng 16% so với năm trước.
Hoạt động đầu tư của nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng có chuyển biến tích cực. Trong năm có 16 dự án mới được cấp giấy phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 73,4 triệu USD (cấp mới 46,7 triệu, bổ sung vốn 26,7 triệu). Nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn tiền năng phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hoá, tỉnh có chủ trương thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. tính đến 31/12/2003 trên địa bàn Quảng Ninh có 44 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động ổn định, đạt tổng doanh thu trên 200 triệu USD tăng 16,5% so với năm 2002 và nộp ngân sách 15 triệu USD tăng 43% so với 2002.
Năm 2003, thực hiện theo định hướng của tỉnh, bằng nhiều hình thức để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thông thoáng trong việc khơi nguồn, tăng cường năng lực, chất lượng dịch vụ, từng bước khai thác có hiệu quả về lợi thế tự nhiên, làm tăng thu nhập cho ngân sách và tăng thu nhập cho người dân. Ngành du lịch cũng đánh dấu bước vươn mình hoà nhập cùng toàn ngành. Lượng du khách vào Quảng Ninh trong năm đạt 2.344 triệu lượt khách tăng 18,6%. Tổng doanh thu cả năm đạt 472 tỷ, tăng trên 46% so với mức đạt trong năm 2002. Đặc biệt đối với ngành than, về trước mục tiêu kế hoạch 5 năm đạt sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 18 triệu tấn than sạch, xuất khẩu 5 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn tiếp tục phát triển với nhiều dự án về giống tôm, cá đạt hiệu quả. Có nhiều hình thức khai thác mới như khai thác xa bờ, thành lập các vùng sinh thái biển, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2003, ngành có mức tăng trưởng nhanh, sản lượng hải sản đạt 41.000 tấn, tăng 28,8% so với năm trước, là một trong 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50 triệu đô la Mỹ. Với ưu thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa khẩu quốc tế, Quảng Ninh có đầy đủ các điều kiện cần thiết để hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất...
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, tình hình văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều chuyển biến tích cực: an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong năm giải quyết việc làm
mới cho 21.017 lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 8,1% xuống 6,8%, tạo tiền đề và nguồn lực cho bước phát triển tiếp theo của Quảng Ninh trong những năm tới.
Tuy nhiên, song song với những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ những tồn tại như: Kinh tế ở mọi lĩnh vực tuy có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế mới chỉ ở mức độ tổng thể, nhiều nơi chưa có quy hoạch chi tiết làm chậm việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến việc đầu tư vốn của ngân hàng nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do ảnh hưởng của bệnh dịch SARS nên ngành du lịch Quảng Ninh chịu ảnh hưởng khá lớn. Hoạt động trong cơ chế thị trường, lại chịu sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Khối công nghiệp địa phương còn lạc hậu về công nghệ, nhỏ bé về quy mô, tệ nạn xã hội vẫn còn chiều hướng gia tăng nhất là tai nạn giao thông và tệ nạn ma tuý... Tất cả các yếu tố trên đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh.