Đối với NHNo Quảng Ninh

Một phần của tài liệu các giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại nhno & ptnt quảng ninh (Trang 78 - 87)

III. Một số kiến nghị về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi khách hàng

3.Đối với NHNo Quảng Ninh

Trong những năm qua, NHNo & PTNT Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc huy động vốn các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư. Để có nguồn vốn huy động trên địa bàn ngày càng tăng trưởng, phục vụ cho việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cao, trong thời gian tới NHNo Quảng Ninh cần:

+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới huy động đến từng xã nhằm khai thác triệt để tiềm năng trong dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Thực hiện có hiệu quả phương châm "Đi vay để cho vay" theo cơ chế thị trường.

+ Áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, nhất là khâu thanh toán nghiên cứu để áp dụng phương thức gửi một nơi lĩnh ở nhiều nơi. Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách hàng tới mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Bằng các thủ tục chuyển rút tiền, xử lý các nghiệp vụ chính xác, ứng dụng tốt các điều kiện kỹ thuật thì ngân hàng sẽ ngày càng được lòng tin với khách hàng.

+ Đối với các loại tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi vãng lai, ngân hàng nên dành cho khách hàng điều kiện phục vụ tốt nhất. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi những biến động trên tài khoản tiền gửi khách hàng để rút ra được những quy luật vận động của vốn, giúp khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả cao. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển.

+ Vận dụng linh hoạt các chính sách huy động vốn TW, chính sách lãi suất linh hoạt động viên khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản với thời hạn dài hơn ban đầu. Tăng cường công tác tiếp thị đặc biệt với các doanh nghiệp lớn đáp ứng tối đa các tiện ích cho khách hàng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hiểu rõ lợi ích của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của khách hàng, vào lợi ích tiền gửi. Vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khách hàng đúng đắn. Đó là thu hút được nhiều khách hàng, duy trì và mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng cần chủ động tham gia xem xét các kế hoạch chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn, yếu kém, tạo mối quan hệ lâu dài. Ngân hàng cần chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách đối xử cho phù hợp. Với những khách hàng lâu năm có số dư tiền gửi lớn, được ngân hàng tín nhiệm thì ngân hàng nên có chính sách ưu tiên lãi suất, kỳ hạn món vay cũng như việc xét thưởng. Bên cạnh đó ngân hàng phải thường xuyên mở hội nghị khách hàng nhằm làm cho họ hiểu rõ lợi ích của các dịch vụ ngân hàng. Qua đó giúp ngân hàng nắm bắt được yêu cầu của từng đối tượng, đi sâu nắm bắt tâm lý xã hội, từ đó có các kế hoạch cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng mình đem lại hiệu quả cao hơn.

+ Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Nghiên cứu mở rộng thị trường tín dụng cả về quy mô và chất lượng nhằm tăng thêm sản phẩm bán ra, tạo nguồn thu tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

+ Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng. Từ đó họ có thể lựa chọn các hình thức gửi tiền thích hợp.

+ Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, phục vụ khách hàng một cách vui vẻ, hoà nhã, trang bị công nghệ hiện đại đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành ngân hàng và của nền kinh tế.

Tóm lại, hoạt động tiền gửi ngân hàng là một nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của ngân hàng. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực nhất là huy động tiền gửi đòi hỏi NHNo & PTNT Quảng Ninh đặt ra vấn đề cải tiến các loại tài khoản hiện có và tạo ra những loại tài khoản tiền gửi mới, để thoả mãn

tốt nhất nhu cầu của khách hàng về gửi tiền về đầu tư kiếm lợi và nhận dịch vụ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh. Tiền tệ là phương tiện, khách hàng là ân nhân, lợi nhuận là mục đích. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều đó, chúng ta phải từng bước đẩy mạnh sự phát triển của các ngành kinh tế. Và điều cần thiết đầu tiên là phải có một nguồn vốn lớn để đầu tư thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân với hoạt động chính là thu hút nguồn vốn trong xã hội, tập trung phân phối vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn tự có là tiền đề, nguồn vốn huy động là chủ yếu. Tuy vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp giải quyết những tồn tại trong việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi để huy động vốn đã, đang và sẽ là một trong

những vấn đề vô cùng quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Quảng Ninh nói riêng.

Bản khoá luận này đã hoàn thành một số nội dung cơ bản sau: + Khái quát hoá được những vấn đề có tính lý luận về nguồn vốn.

+ Phân tích, làm rõ được thực trạng công tác mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh.

+ Qua phân tích thực tiễn, bản khoá luận rút ra được một số kết quả đã đạt được và một số tồn tại cũng như nguyên nhân hạn chế trong việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi.

+ Trên cơ sở phân tích thực trạng và để khắc phục những tồn tại, bản khoá luận đã xây dựng được 9 giải pháp nhằm cải tiến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNo & PTNT Quảng Ninh. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN cũng như NHNo & PTNT Việt Nam và NHNo & PTNT Quảng Ninh để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả các giải pháp trên, góp phần giải quyết khó khăn từ thực tiễn.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Quảng Ninh, em đã cố gắng phân tích công tác huy động vốn tại ngân hàng và tìm ra những thành công, tồn tại. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại ngân hàng. Có thể những giải pháp đưa ra trong bản khoá luận này là chưa hoàn chỉnh nhưng với sự cố gắng của bản thân, em hy vọng những giải pháp đưa ra có tính khả thi đối với ngân hàng và giúp ngân hàng ngày càng nâng cao hiệu quả công tác ngân hàng, trở thành một ngân hàng phát triển, thành đạt và uy tín, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng thương mại (Edward W. Reed and Edward K. Gill - NXB Tp Hồ Chí Minh - 1993).

2. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng (TS. Tô Ngọc Hưng - Học viện ngân hàng - 2000).

3. Giáo trình kế toán ngân hàng (NGƯT. Vũ Thiện Thập - Học viện ngân hàng - 2002).

4. Kế toán và các nghiệp vụ ngân hàng thương mại (NXB Tp Hồ Chí Minh - 1995).

5. Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

6. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2003 và phương hướng hoạt động năm 2004.

7. Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003 của NHNo & PTNT Quảng Ninh.

8. Tạp chí kỷ niệm 15 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của NHNo & PTNT Quảng Ninh.

MỤC LỤC

Lời nói đầu...4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương I. Lý luận về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi...7

I. Tổng quan về NHTM...7

1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế...7

1.1. Khái niệm của NHTM...7

1.2. Vai trò của NHTM...9

1.2.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế...9

1.2.2. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường...9

1.2.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh té...10

1.2.4. NHTM là cầu nối kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới...11

2. Chức năng của NHTM...11

2.1. Chức năng trung gian tài chính...11

2.2. Chức năng trung gian thanh toán...13

2.3. Chức năng tạo tiền...14

II. Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM...15

1. Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường...15

1.1. Nghiệp vụ bên nợ của NHTM...15

1.2. Nghiệp vụ bên có của NHTM...17

1.2.1. Nghiệp vụ tín dụng...19

1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư tài chính...19

1.2.3. Nghiệp vụ ngân quỹ...19

1.2.4. Nghiệp vụ tài sản có khác...20

1.3. Các nghiệp vụ khác...20

2. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM...21

2.1. Vốn tự có...21

2.2. Vốn huy động...21

2.4. Vốn khác...23

3. Vai trò của nguồn vốn huy động...23

3.1. Vai trò của nguồn vốn huy động trong nền kinh tế thị trường...23

3.2. Vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM...24

III. Các hình thức huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng...25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguồn vốn tiền gửi và các loại tiền gửi cơ bản...25

2. Các loại tài khoản tiền gửi tại NHTM...27

2.1. Tiền gửi không kỳ hạn...27

2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn...28

2.3. Tài khoản tiết kiệm...28

3. Các hình thức huy động vốn chính tại NHTM Việt Nam...29

3.1. Huy động qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn...29

3.2. Huy động qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn...29

3.3. Huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm...30

3.4. Huy động vốn từ tổ chức tài chính khác...30

3.5. Hình thức huy động vốn khác...30

4. Quy chế về chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD...31

Chương II. Thực trạng công tác mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...41

I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh...41

1. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2003 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng...41

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng...43

3. Khái quát két quả hoạt động của ngân hàng...45

3.2. Công tác sử dụng vốn...47

3.3. Công tác ngân quỹ...48

3.4. Kết quả kinh doanh...49

II. Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...50

1. Tiền gửi tiết kiệm...52

2. Huy động bằng kỳ phiếu...55

3. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế...56

III. Đánh giá thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...57

1. Những mặt đạt được...57

2. Những tồn tại trong quá trình huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...58

3. Những nhược điểm trong việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong công tác huy động vốn...59

3.1. Huy động vốn bằng tiền mặt...59

3.2. Huy động vốn bằng ngoại tệ...59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi...59

Chương III. Các giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...61

I. Một số định hướng chung...62

1. Sự cần thiết khách quan về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng...62

2. Định hướng của NHNo & PTNT Quảng Ninh về giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn...63

2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn vốn...63

2.2. Thực hiện đa dạng hoá hệ thống tài khoản huy động vốn...64

2.2.2. Phát triển mở rộng tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân...64

2.2.3. Ngoài việc phát triển, mở rộng thêm các loại tiền gửi ...65

2.3. Phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân để mở rộng công tác thanh toán...65

II. Các giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh...66

1. Mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới...67

2. Phát hành kỳ phiếu...67

3. Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm có mục đích 67 4. Mở rộng tài khoản tiền gửi thanh toán...68

5. Nâng cao chất lượng huy động vốn bằng ngoại tệ ...68

6. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...69

7. Sử dụng mọi biện pháp tuyên truyền thông tin về ngân hàng...69

8. Mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị...69

9. Áp dụng các chính sách khuyến mại...69

III. Một số kiến nghị về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi khách hàng nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động, mở rộng kinh doanh...70

1. Đối với Chính phủ và NHNN...70

2. Đối với NHNN Việt Nam...72

3. Đối với NHNo Quảng Ninh...73

Kết luận...76

Biểu số 1:

Tình hình sử dụng vốn trong các năm tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

I- Tổng doanh số cho vay 341,558 374,164 557,900 - Trong đó:

+ Doanh nghiệp nhà nước 7,989 87,334 37,300

+ Hợp tác xã 4,503 9,557 2,330 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hộ sản xuất 329,066 277,273 328,100

+ Tổ chức - các nhân khác

190,170 II- Tổng doanh số thu nợ 139,305 295,123 422,600 - Trong đó

+ Doanh nghiệp N. Nước 8,982 80,074 20,400

+ Hợp tác xã 3,848 3,699

+ Hộ sản xuất 126,475 211,350 235,900

+ Tổ chức - cá nhân khác 166,300

III- Dư nợ - Trong đó

+ Doanh nghiệp N. Nước 3,000 10,211 26,900

+ Hợp tác xã 3,400 9,190 23,000

+ Hộ sản xuất 354,054 425,662 639,630

+ Tổ chức - cá nhân khác 23,870

Do tính đặc thù của Ngân hàng nông nghiệp cho nên mạng lưới hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển

Một phần của tài liệu các giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại nhno & ptnt quảng ninh (Trang 78 - 87)