Định hướng phát triển của Tập đoàn Viễn Thông Quân Độ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng và thách thức hoạt động nhân lực của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 37 - 38)

3. Những khó khăn đối với công tác quản trị nhân lực của Đơn vị

3.1.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn Viễn Thông Quân Độ

Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn là một cơ sở quan trọng để xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của Đơn vị. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn đến năm 2015 như sau:

- Phát triển nguồn nhân lực trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của Tập đoàn. Xây dựng cơ cấu lao động hợp lý gồm các công nhân lành nghề, các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý, các nhà kinh doanh giỏi. Sử dụng hiệu quả lao động và trọng dụng nhân tài nhằm tận dụng, phát huy hết mọi tiềm năng của tập thể, cá nhân trong Tập đoàn và của đất nước.

- Tập trung đào tạo các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực then chốt, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ cao, công nghệ phần mềm, quản lý kinh tế... có trình độ ngang tầm các đối thủ cạnh tranh quốc tế, làm nòng cốt cho công tác nghiên cứu, quản lý, ứng dụng và đào tạo.

- Đổi mới cấu trúc lao động của Tập đoàn theo hướng tăng tỷ trọng đội ngũ cán bộ có tri thức cao về quản lý kinh tế, kỹ thuật và khai thác các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, Tin học, giảm dần tỷ trọng lao động là công nhân và lao động chưa qua đào tạo.

Các mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2015: Đạt chỉ tiêu năng suất, chất lượng lao động trong ngành BCVT ngang bằng với trình độ các nước khác trên thế giới.

Hình thành hệ thống lao động được tổ chức ở trình độ cao có cấu trúc hợp lý về cơ cấu trình độ và ngành nghề đến từng lĩnh vực, từng Đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc quản lý điều hành…Làm rõ trách nhiệm tới từng người lao động. Mỗi người trên từng vị trí làm việc phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của chức danh lao động. Xóa bỏ tình trạng lao động chưa qua đào tạo.

Tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 30% vào năm 2015. Đến năm 2010 không còn lao động chưa qua đào tạo. Phấn đấu số lượng lao động tăng bình quân từ 2-4%/năm. Năng suất lao động tăng bình quân 5%/năm.

Khắc phục sự chênh lệch về trình độ và chất lượng đội ngũ lao động tại các vùng miền, làm cho đội ngũ lao động của Tập đoàn phát triển đồng đều, đáp ứng yêu cầu phát triển cả về quy mô và chất lượng mạng lưới, công nghệ và dịch vụ…

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng và thách thức hoạt động nhân lực của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w