2.1 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CTY CP BƯU CHÍNH VIETTEL
2.1.5 Tổ chức quá trình lao động 1. Công tác phân công lao động
Hiện nay, Bưu Chính Viettel chỉ áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng, gồm có ba nhóm:
- Nhóm lao động quản lý bao gồm: Lãnh đạo Bưu Chính Viettel ; Giám đốc, phó giám đốc các Chi nhánh Bưu cục, trưởng, phó phòng tại văn phòng Bưu Chính Viettel ; trưởng, phó cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể; chuyên viên tại các phòng ban.
- Nhóm lao động công nghệ bao gồm: Giao dịch viên, công nhân khai thác, công nhân vận chuyển, nhân viên kế toán ,…
- Nhóm lao động phục vụ bao gồm: Nhân viên bảo vệ, lái xe, phục vụ…
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo chức năng 2002-2006
Stt Loại lao động Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1 Lao động quản lý 71 74 90 102 102
2 Lao động công nghệ 371 381 379 374 382
3 Lao động phục vụ 26 25 24 23 23
Tổng 468 480 493 499 507
(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Hình 2.7: Tỷ lệ lao động theo chức năng 2002-2006 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ lao động công nghệ chiếm tỷ trọng lớn (từ 74,95% tới 79,38%). Tỷ lệ lao động quản lý ngày càng tăng và tỷ lệ lao động phục vụ ngày càng giảm và có xu hướng ổn định.
2. Công tác hiệp tác lao động
Tại Bưu Chính Viettel , quá trình hiệp tác lao động được thực hiện dưới hai hình thức: hiệp tác về không gian và hiệp tác về thời gian.
Hiệp tác về không gian gồm có các hình thức:
- Hiệp tác giữa các nghề chuyên môn hoá trong một bộ phận: Đó là sự hiệp tác giữa những người làm các công việc chuyên môn khác nhau trong cùng một bộ phận.
Tại bộ phận giao dịch, đó là sự hiệp tác giữa các giao dịch viên với các kiểm soát viên.
Tại bộ phận khác, có sự hiệp tác giữa khai thác viên với lái xe, với kiểm soát viên…
- Hiệp tác giữa những người lao động trong một tổ, phòng... với nhau: tất cả những người lao động trong cùng một tổ, đội, phòng... luôn luôn có sự hiệp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc của cá nhân mình và các công việc chung của bộ phận mình. Thuộc dạng này có tổ dây máy, tổ khai thác Bưu chính, khai thác vân chuyển, tổ phát thư báo…
Hiệp tác về thời gian: thể hiện ở quá trình bố trí thời gian lao động, tổ chức ca kíp làm việc nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Đơn vị được
diễn ra bình thường. Theo nội quy lao động của Bưu Chính Viettel , mỗi nhân viên đều phải làm việc đủ 8 giờ trong một ngày và đủ 40 giờ trong một tuần, trong đó:
- Khối quản lý làm việc theo giờ hành chính.
- Khối sản xuất làm việc theo chế độ ca kíp và tùy theo yêu cầu công tác cụ thể mà người phụ trách Đơn vị bố trí sắp xếp ca kíp cho hợp lý nhưng phải đảm bảo làm việc 40 giờ trong một tuần. Thông thường, bộ phận Giao dịch được bố trí làm việc 2 ca/ngày; bộ phận Khai thác được bố trí làm việc 3 ca/ngày. Để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, người lao động được nghỉ ít nhất là 12 tiếng trước khi bước vào ca tiếp theo.
3. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc được Đơn vị thực hiện tốt cụ thể như sau:
Trang bị nơi làm việc: Bưu Chính Viettel , các phòng ban chức năng được trang bị hệ thống máy tính nối mạng, điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, đảm bảo ánh sáng, chống tiếng ồn. Tại bộ phận giao dịch và khai thác được trang bị các công cụ sản xuất như: máy đóng nhật ấn, cân điện tử, cân thư thường, cân đồng hồ, máy soi tiền giả, buồng Cabin có gắn điện thoại và quạt thông gió, máy tính để tính cước điện thoại, máy Fax…
Bố trí nơi làm việc: Khu vực làm việc được được tổ chức một cách hợp lý với điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo được không gian và diện tích làm việc thích hợp nhất. Các trang thiết bị, công cụ được bố trí khá ngăn nắp, khoa học và tạo điều kiện cho người lao động dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng.
Phục vụ nơi làm việc: Tại các Đơn vị thường xuyên có chuẩn bị một khối lượng vật tư, trang thiết bị và các phương tiện vật chất dự phòng đảm bảo phục vụ sản xuất, điều hành, sinh hoạt văn hoá tại nơi làm việc.
4. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội và khoa học công nghệ nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
Hàng năm, Bưu Chính Viettel xây dựng kế hoạch BHLĐ cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Đơn vị.
Bảng 2.9: Chi phí Bảo hộ lao động 2003-2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt Nội dung Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007 1 Các biện pháp an toàn phòng chống
cháy nổ 218 312 438 496 496
2
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện làm việc
38 70 90 130 130
3
Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
606 710 771 786 871
4 Chăm sóc sức khỏe cho người lao
động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp 82 100 106 149 149 5 Tuyên truyền huấn luyện về bảo hộ
lao động 134 120 114 118 118
Tổng số 1.078 1.312 1.519 1.679 1.764 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Bảng trên cho thấy chi phí dành cho BHLĐ qua các năm ngày càng tăng lên.
Điều này thể hiện sự quan tâm của Đơn vị tới công tác BHLĐ. Để thực hiện công tác BHLĐ Bưu Chính Viettel đã:
- Tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng tiền để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần.
- Thực hiện chế độ BHLĐ đối với lao động nữ.
- Định kỳ kiểm tra ATVSLĐ.
- Tổ chức phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo ATVSLĐ.
- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động.
Nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức lao động
* Ưu điểm
Nhìn chung, trong công tác tổ chức lao động, Đơn vị đã thực hiện tương đối tốt việc phân công lao động, hiệp tác lao động, thực hiện tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Đơn vị còn đảm bảo được các yêu cầu về thẩm mỹ, vệ sinh tại nơi sản xuất và làm việc, thực hiện tuyên truyền, giáo dục và trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo ATVSLĐ và BHLĐ cho người lao động. Việc thực hiện chế độ thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động đã thực hiện đúng theo các quy định của Bộ Luật lao động.
* Những mặt còn tồn tại
Thứ nhất, công tác tổ chức lao động ở Bưu Chính Viettel được thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, cảm tính của các nhà quản lý, mà chưa dựa trên những cơ sở khoa học thực sự của tổ chức lao động khoa học. Do đó, tổ chức lao động tại Đơn vị chưa tận dụng hết nguồn lực về con người và vật chất mà Đơn vị đã đầu tư, chưa thực sự phát huy vai trò của mình là thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Thứ hai, vấn đề bố trí lao động chưa được hợp lý, vẫn còn tồn tại lao động đang làm những công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn của họ. Số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều phần lớn do quá khứ để lại. Nhiều năm trước đây do nhu cầu sử dụng lao động cấp bách Đơn vị đã tuyển dụng cả lao động phổ thông làm việc chủ yếu ở các Bưu điện huyện. Đến nay việc giải quyết số lao động này gặp nhiều khó khăn.
Do hạn chế về tuổi tác và trình độ nên họ không thể tham gia vào đào tạo được nữa.
Thứ ba, công tác quy hoạch cán bộ nguồn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định cán bộ kế cận, thay thế cho các cán bộ hiện tại luôn là một vấn đề quan trọng nhưng không bao giờ dễ dàng. Hiện tại việc đề bạt, bổ nhiệm chủ yếu mang tính chủ quan của các nhà quản trị gia làm công tác nhân sự. Nguyên nhân là do:
- Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt, do đó việc xem xét, đánh giá năng lực, thành tích công tác của người lao động dự kiến được đề bạt gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc đề bạt nhân lực thiếu khách quan và chưa chính xác.
- Chưa xây dựng và ban hành được quy trình, Quy chế đề bạt, bổ nhiệm, thăng tiến người lao động vào các vị trí, chức vụ lãnh đạo chủ chốt. Chưa áp dụng các hình thức luân phiên công tác trước khi bổ nhiệm hoặc thi tuyển vào các chức danh, do vậy chưa tạo ra được những cán bộ lãnh đạo có kỹ năng toàn diện và không khuyến khích CBCNV nâng cao trình độ để có cơ hội thăng tiến khi dự tuyển.
Thứ tư, hiện nay do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, khoa học kỹ thuật nên các quy trình, quy phạm, thể lệ thủ tục khai thác các dịch vụ BCVT liên tục thay đổi do đó các định mức Đơn vị đang áp dụng đã không còn phù hợp nữa. Đồng thời một số sản phẩm, dịch vụ mới chưa có định mức. Điều này gây ra sự khó khăn trong các công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân công và hiệp tác lao động, tổ chức lao động, trả lương theo lao động…