Đối với công tác tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 49 - 50)

DỊCH THÁP MƯỜI 3.1 Đối với nguồn vốn huy động

3.2. Đối với công tác tín dụng

* Những vấn đề còn tồn đọng

- Thủ tục cho vay còn rườm rà, gây phiền hà cho khách hàng vay, nhất là những khách hàng ở xa phải đi rất nhiều lần mới giải quyết được món vay. Bên cạnh đó việc giải quyết hồ sơ còn chậm đôi lúc không phục vụ kịp thời, làm mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng. Đồng thời thực hiện việc công chứng hồ sơ vay vốn và đăng ký thế chấp bảo lãnh bất động sản làm cho nhiều khách hàng phải đi lại nhiều lần tạo tâm lý ngao ngán, lo sợ phải đi vay Ngân hàng dẫn đến giảm lượng khách hàng đi vay.

- Lực lượng cán bộ tín dụng không nhiều mà địa bàn cho vay rộng. Sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh.

- Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho vay bị sai lệch, nợ quá hạn sẽ phát sinh.

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng.

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình hoạt động tín dụng theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn trên cơ sở thực hiện đúng quy trình do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, chất lượng và bền vững. Cần phối hợp với các cơ quan có liên quan như Sở Tư Pháp, Sở Tài Nguyên để tìm biện pháp hổ trợ cho các thành phần kinh tế đi công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn

một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận vốn Ngân hàng một cách thoải mái và tích cực hiệu quả.

- Về phía Ngân hàng, cán bộ tín dụng phải hiểu thật rõ về nghiệp vụ công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn để thực hiện thủ tục thật chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. Ngân hàng nên hợp tác với Sở Tài Nguyên Môi Trường, nối mạng trực tiếp để đăng ký thế chấp, bảo lãnh vay vốn. Khi có hồ sơ vay vốn, đăng ký thế chấp, Ngân hàng chuyển tải dữ liệu về cơ quan đăng ký kiểm tra, nếu đảm bảo hợp pháp thì Ngân hàng sẽ giải ngân và thu phí cho cơ quan đăng ký, sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan đăng ký thu từng lần hoặc từng đợt. Như vậy khách hàng không cần phải đi đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn, giảm phiền hà cho khách hàng và người dân.

- Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dưới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đảm bảo việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.

- Tăng dần tỷ lệ tài sản đảm bảo ở các doanh nghiệp bằng những chính sách: thế chấp, cầm cố toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có, tài sản hình thành từ vốn vay để hạn chế rủi ro. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay, phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn mà có kế hoạch xử lý cho phù hợp.

- Cần xây dựng một chiến lược quản rủi ro, trong đó đặc biệt tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của Ngân hàng. Trước mắt, cần sớm giải quyết, khắc phục những nguyên nhân tồn tại thông qua đổi mới cơ cấu, nâng cao trình độ năng lực, hiện đại hóa công nghiệp với mục đích nâng cao khả năng quản trị Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 49 - 50)