Tình hình nguồn vốn tại BIDV Đồng Tháp Phòng Giao dịch Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 25 - 27)

qua 3 năm (2009-2011)

Phân tích tình hình nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả Ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng.

Đối với nguồn vốn huy động, do hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là điều chuyển và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ Ngân hàng nào. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của Phòng giao dịch, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các Ngân hàng đến bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống hoặc Ngân hàng phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. Trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, Ngân hàng luôn nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Đồng Tháp với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho Phòng giao dịch, giữ vững uy tín trước khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh Ngân hàng Tỉnh đến các Phòng giao dịch là rất cần thiết, nó

góp phần giúp cho hoạt động của Phòng giao dịch ngày càng ổn định và phát triển. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần phát triển mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009 - 2011)

(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)

Hình 2: Biẻu đồ thể hiện tình hình nguồn vốn của PGD Tháp Mười qua 3 năm Chỉ Tiêu Số tiền Chênh Lệch Chênh Lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) I. VỐN HUY ĐỘNG 47.392 100.529 102.628 53.137 112,12 2.099 2,09

II. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 121.800 58.236 95.843 -63.564 - 52,187 37.607 64,58

TỔNG NGUỒN VỐN 169.192 158.765 198.471 -10.427 - 6,163 39.706 25,01ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng

Qua số liệu cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 giảm so với năm 2009 là 6.163%, số tuyệt đối là 10.427 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 25.01%, số tuyệt đối là 39.706 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động của phòng giao dịch ngày càng tăng trưởng, khách hàng tìm đến PGD ngày càng nhiều, hoạt động tín dụng cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi Ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động năm 2010 tăng so với năm 2009 là 112,12%, số tuyệt đối là 53.137 triệu đồng và năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2.09%, số tuyệt đối là 2.099 triệu đồng. Việc tăng trưởng huy động vốn của phòng giao dịch còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động với mạng lưới rộng khắp. Năm 2010 với mức lãi suất FTP rất thấp nên khó thu hút khách hàng đến quan hệ tiền gửi, làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của phòng giao dịch năm 2010 có xu hướng giảm. Điều này đã khiến Ngân hàng phải tăng khoản điều chuyển vốn từ chi nhánh tỉnh năm 2010 cao hơn năm 2009 52,187%, số tuyệt đối là 63.564 triệu đồng. Mặc dù vậy, nhưng cũng cho thấy rằng năm 2010 lượng khách hàng đến quan hệ tín dụng cao, thể hiện sự tin tưởng của khách hàng với Ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm rất khả quan. Điều đó nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của ngân hàng đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đến với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 25 - 27)