qua 3 năm
Bảng 4: Tình hình cho vay nhắn hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011)
(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cho vay ngắn hạn theo ngành trong từng năm của PGD Tháp Mười Chỉ Tiêu SốTiền Chênh Lệch 2010/2009 Chênh Lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số Tiền % Số Tiền % Thương mại-Dịch vụ 176.920 132.795 180.051 -44.125 -24,94 47.256 35,59 Nông nghiệp 31.398 10.105 37.065 -21.293 -67,82 26.960 266,80 Tiêu dùng, khác 5.828 21.258 8.301 15.430 264,76 -12.957 -60,95 Tổng cộng 214.146 164.158 225.417 -49.988 -23,34 61.259 37,32 ĐVT: Triệu đồng
Do phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất hợp lý nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng là rất cao. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Hoạt động trên một địa bàn rộng với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, từ đó PGD Tháp Mười đã tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
Qua bảng 4 ta thấy cho vay nông nghiệp giảm nhẹ vào năm 2010 nhưng tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể, Năm 2010 doanh số cho vay đạt 10.105 triệu đồng giảm 21.293 triệu đồng hay giảm với tốc độ là 67,82%. Nguyên nhân của sự giảm đó là do: ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm lông móng trên gia súc, đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên hàu hết diện tích trồng lúa tại các xã trong huyện ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của bà con nông dân do đó họ còn e ngại vào việc tiếp tục sản xuất cho vụ sau nên doanh số cho vay nông nghiệp năm 2010 giảm. Sang năm 2011, vốn vay là 37.065 triệu đồng tăng 26.960 triệu đồng tương đương 266,80% so với năm 2010. Bởi vì, đến năm 2011 thời tiết thuận lợi nên nông dân tin tưởng sẽ hứa hẹn một mùa bội thu. Thông thường năm nào lũ lớn sẽ mang nhiều phù sa về cho đồng ruộng và năm đó lúa sẽ trúng mùa, cây sẽ trĩu quả. Năm 2010 vừa qua lũ tương đối lớn và với kinh nghiệm nhà nghề, nông dân mua thêm đất ruộng chọn giống lúa mới cho năng suất cao. PGD Tháp Mười cho vay với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, cán bộ tín dụng nhiệt tình, vui vẻ nên được sự tín nhiệm của người dân. Do đó Nông dân cần thêm vốn cải tạo lại ruộng đất hay mua thêm đất, máy xới, máy bơm nước,… để mở rộng quy mô đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Để năng cao thu nhập cho gia đình. Những, ảnh hưởng của thời tiết xấu như: Dịch bệnh, dịch cúm gia cầm đã phần nào giảm bớt nên đã tạo lại động lực cho nông dân sản suất. Mặc dù gặp khó khăn nhưng do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên PGD đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay tăng vào năm 2011.
Ngoài cho vay nông nghiệp Ngân hàng còn cho vay đối với các ngành thương nghiệp. Bên cạnh ngành nông nghiệp đây là lĩnh vực rất phát triển của tỉnh. Từ đó Ngân hàng đã chủ động đầu tư tín dụng vào các ngành thương nghiệp, những năm qua do thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng nhiều các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp mọc lên nên nhu cầu vốn của đối tượng này ngày càng cao đã làm cho
doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng theo. Cụ thể: Năm 2010 doanh số cho vay của đối tượng này 132.795 triệu đồng giảm 44.125 triệu đồng với tốc độ giảm 24,94% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay của loại này tăng lên đạt 180.051 triệu đồng tăng 47.256 triệu đồng tức tăng 35,59 % so với năm 2010.
Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần quan trọng trong cho vay ngắn hạn. Qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 thì doanh số cho vay của loại này tăng mạnh vào năm 2010 và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 21.258 triệu đồng tăng 15.430 triệu đồng hay tăng 264,76% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 một số hộ kinh doanh cá thể và những người buôn bán nhỏ làm ăn hiệu quả, do giá cả thị trường lên xuống bất thường và thị trường đầu vào có nhiều biến động nên đa phần làm ăn có hiệu quả. Từ đó họ chủ động mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn từ đối tượng này tăng lên đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với đối tượng này cũng tăng theo. Đến năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 8.301 triệu đồng giảm 12.957 triệu đồng hay giảm 60,95 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng này là do theo chủ trương của Ngân hàng Trung ương cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và cùng với việc làm kinh tế phụ đối với các hộ nông dân ở các cấp chính quyền địa phương. Để thấy rõ hơn về tình hình diễn biến của doanh số cho vay theo ngành của Ngân hàng chúng ta hãy xem xét biểu đồ sau.
Hình 5: Thể hiện tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm