Bảng 6: Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-20011)
Chỉ Tiêu Số Tiền Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 SốTiền % Số Tiền % Nông nghiệp 29.690 30.101 31.002 411 1,38 901 2,99 Thương mai – Dịch vụ 130.301 145.198 133,107 14.897 11,43 -12.091 -8,33 Tiêu dùng, Khác 7.491 14.378 13.209 6.887 91,94 -1.169 -8,13 Tổng cộng 167.482 189.677 177.318 22.195 13,25 -12.359 -6,52 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thu nợ theo ngành trong từng năm của PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011)
Trong những năm qua cùng với sự tăng, giảm của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên và giảm xuống tương ứng. Năm 2009 doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp đạt 29.690 triệu đồng chiếm 18,0 % trong tổng số thu nợ. Đến năm 2010 doanh số thu nợ ngành này là 30.101 triệu đồng tăng 411 triệu đồng tức tăng 1,38% so với năm 2009 và chiếm 16% trong tổng số thu nợ. Nguyên nhân của sự tăng này, năm 2010 do thời tiết tốt đã phần nào làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân, thêm vào đó là tình hình thời tiết diễn biến tốt làm cho năng suất sút tăng do đó doanh số thu nợ năm 2010 tăng lên
Đến năm 2011, do ảnh hưởng của thời tiết xấu như: Dịch bệnh, dịch cúm gia cầm đã phần nào làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân, thêm vào đó là tình hình thời tiết diễn biến thất thường do ảnh đến sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất sút giảm cộng thêm tình hình phân bón thuốc trừ sâu, sản phẩm phục vụ nông nghiệp tăng giá đột ngột làm cho thu nhập của người nông dân sụt giảm và đạt 27.268 triệu đồng giảm 901 triệu đồng hay giảm 2,99% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 18% trong tổng số thu nợ ngắn
hạn. Mặt khác, do ý thức trả nợ của nhiều khách hàng chưa tốt, đã làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống, do đó doanh số thu nợ năm 2011 giảm
Dư nợ cho vay nông dân là rất lớn, phần đông họ là nông dân chân chính, thiện chí trả nợ là rất cao. Mặt khác, họ là những người chăm lo làm ăn do đó việc thu hồi nợ không khó đối với thành phần này.
Doanh số thu nợ của ngành này có xu hướng tăng vào năm 2010. Cụ thể, doanh số thu nợ của ngành này vào năm 2010 đạt 145.198 triệu đồng tăng 14.897 triệu đồng hay 11,43% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 khi tình hình giá cả thị trường có xu hướng tạm ổn định, lúc này các xí nghiệp và Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ mới nhờ đó mà đa số họ làm ăn có lãi và trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Mặt khác, thay đổi bổ sung nhiều điều khoản trong hợp đồng tín dụng nên hầu hết các hợp đồng tín dụng cũ đều quyết toán xong sau đó mới cho đăng ký vay lại. Chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ năm 2010 tăng lên. Đến năm 2011 ảnh hưởng của tình hình giá xăng, dầu và giá vàng có xu hướng tăng mạnh nên làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhiều Công ty và xí nghiệp làm ăn thua lỗ nên việc thu hồi nợ đối với thành phần này giảm xuống. Chính điều này đã làm cho doanh số thu nợ năm 2011 giảm và đạt 133.107 triệu đồng giảm 12.091 triệu đồng hay giảm 8,33% so với năm 2010
Bên cạnh đó thì cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay về tiêu dùng thì doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng mạnh vào năm 2010 và giảm xuống vào năm 2011. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ của loại này đạt 14.378 triệu đồng tăng 6.887 triệu đồng tức tăng 91,94% so với năm 2009. Nguyên nhân là đối tượng cho vay của loại hình này là những người có thu nhập tiền lương ổn định nên phần lớn họ đều trả vốn và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. Vì vậy đã làm cho doanh số thu nợ của loại này tăng ở năm 2010. Đến năm 2011 khi mọi thứ đều tăng giá, vật chất trở nên mắc hơn, nên một số ít người dân đều phải dự trữ tiền cho việc mở rộng và đầu tư nghề khác như đầu tư vào vàng vì giá vàng đang tăng cao. Nên họ thường gia hạn thời hạn trả và chấp nhận đóng lãi chứ không trả vốn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ tiêu dùng giảm xuống. Tuy nhiên, nguyên nhân khác là khách hàng vay tiền trong những năm trước trả dần cho đến năm 2011 thì nợ cũ của khách hàng đã giảm gần hết và bắt đầu phát sinh những khoản nợ mới nên doanh số thu nợ trong năm này giảm là do khách hàng làm ăn không có hiệu quả nên
việc thu nợ không được thuận lợi làm cho doanh số thu nợ giảm đáng kể. Sau đây là biểu đồ biểu hiện tình hình thu nợ của Ngân hàng 3 năm như sau:
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại PGD