Tháp Mười qua 3 năm
Bảng 5: Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tãi PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011)
(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)
Hình 6: Thể hiện tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm
Đối với CTCP, TNHH, DNTN: Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay Giảm vào năm 2010 nhưng tăng vào năm 2011. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 81.825 triệu đồng và chiếm 38,21% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, sang năm 2010 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này giảm còn 66.006 triệu đồng hay giảm 19,33% so với năm 2009 và chiếm 25,17% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2011 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này lại tiếp tục tăng và đạt 63.913 triệu đồng hay tăng 3,17% so với năm 2010và chiếm 34,40% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng có hiệu quả, các dự án khả thi cao. Mặt khác
Chỉ Tiêu Số tiền Chênh Lệch 2010/2009 Chênh Lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số Tiền % Số Tiền % CTCP,TNHH, DNTN 81.825 66.006 161.504 -15.819 -19,33 -2.093 -3,17 CN, HGD, TPKHÁC 132.321 98.151 63.913 -34.169 -25,82 63.352 64,54 ĐVT: Triệu đồng
là do sự nỗ lực của nhân viên Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, đã lôi kéo rất nhiều doanh nghiệp và công ty về vay vốn tại Ngân hàng.
Về CN, HGĐ, Thành phần khác: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với đối tượng này là khá cao, trong đó chủ yếu là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay đạt 132.321 triệu đồng chiếm 67% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 98.151 triệu đồng giảm 34169 triệu đồng hay giảm 25,82% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 74,83% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng; năm 2011 Ngân hàng đã giải ngân được 161.504 triệu đồng chiếm 65,60% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đồng thời tăng 63.352 triệu đồng hay tăng 64,54% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình ở vùng nông thôn để giúp cho họ nâng cao đời sống và tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình bên cạnh đó là do thời gian vừa qua nông dân đều làm ăn có lãi từ đó họ đã chủ động và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và các ngành khác nên nhu cầu vốn tăng lên. Thêm vào đó là các hộ kinh doanh cá thể cũng hoạt động có lãi.