việc đầu tư phát triển nông nghiệp, đảm bảo phát triển ổn định và liên tục ngành nông nghiệp ở địa phương. Hơn nữa do khách hàng của PGD Tháp Mười phần đông là hộ nông dân có uy tín và thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, nên Ngân hàng đã tin tưởng và đẩy mạnh việc cho vay vốn phát triển nông nghiệp, do đó dư nợ qua 3 năm tăng liên tục.
2.2.7.2. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm qua 3 năm
(Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng)
Bảng 9: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011)
Hình 12: Biều đồ tình hình dư nợ ngắn ngạn theo thành phần kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm
Chỉ Tiêu Số tiền Chênh Lệch 2010/2009 Chênh Lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số Tiền % Số Tiền % CTCP,TNHH, DNTN 38.729 24.402 17.362 -14,327 - 36.99 - 7,040 - 28.85 CN, HGD, TPKHÁC 75.112 63.849 132.607 -11,263 - 14.99 68,758 107.69 ĐVT: Triệu đồng
Thành phần kinh tế CTCP, TNHH, DNTN nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này tăng giảm không ổn định. Cụ thể: Năm 2009 dư nợ đạt 38.729 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ đạt 24402 triệu đồng giảm 14.327 triệu đồng tức giảm 36,99% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ lại tiếp tục giảm và đạt 17.326 triệu đồng giảm 7.040 triệu đồng hay giảm 28,85% so với năm 2010.
Thành phần kinh tế CN, HGĐ, Thành phần khác: Trong ngắn hạn đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2009 dư nợ cho vay đối với thành phần này là 75112 triệu đồng, sang năm 2010 dự nợ giảm đạt 63.849 triệu đồng giảm 11.263 triệu đồng tức giảm 14,99% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đạt 132.067 triệu đồng tăng 68.758 triệu đồng, tương đương tăng 107,69%. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ qua các năm trong thành phần kinh tế này là do chủ trương của Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế cá thể nhằm đối phó với những biến động kinh tế trước mắt đồng thời tạo sự đa dạng trong nghành kinh tế, do đó tăng sự đa dạng hàng hóa trên thị trường, từ đó sẽ phục vụ tốt hơn cho thị trường đồng thời tăng tính cạnh tranh.