Phân tích tình hình nợ quá hạn của Phòng Giao dịch Tháp Mười 1 Tình hình nợ quá hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 42 - 45)

2.2.8.1. Tình hình nợ quá hạn theo ngành tại PGD Tháp Mười qua 3 năm

Bảng 10: Tình hình du nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại PGD Tháp Mười qua 3 năm (2009-2011) (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng) Chỉ Tiêu SốTiền Chênh Lệch 2010/2009 Chênh Lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số Tiền % Số Tiền % Thương mại-Dịch vụ 296 682 765 387 131,19 83 12,17 Nông nghiệp 259 1,454 110 1.195 461,39 - 1.344 - 92,43 Tiêu dùng, khác 173 1792 - 1.619 935,84 - 1.792 -100,00 Tổng cộng 727 3.928 875 3.201 440,30 - 3.053 - 77,72 ĐVT: Triệu đồng

Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn theo ngành trong từng năm của PGD Tháp Mười

Qua 3 năm qua nợ quá hạn của PGD Tháp Mười có sự biến đổi. Cụ thể năm 2010 tổng nợ quá hạn ngắn hạn đạt 3.928 triệu đồng tăng 3.201 triệu đồng tức tăng 440,30% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ quá hạn giảm và đạt 875 triệu đồng giảm 3.053 triệu đồng hay giảm 77,72% so với năm 2010. Trong đó:

+ Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2009 nợ quá hạn là 259 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36% trên tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2010 nợ quá hạn là 1.454triệu đồng tăng 1159 triệu đồng tức tăng 461,39% so với năm 2009 và chiếm 37% trong tổng số nợ quá hạn. Đến năm 2011 nợ quá hạn là không còn nữa cho ta thấy được công tác thu hồi nợ của Ngân hàng rất có hiệu qủa. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng làm việc rất nhiệt tình cộng với năm 2011 bà con nông dân được mùa và trúng giá làm nên có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Đối với ngành thương mại: Năm 2009 nợ quá hạn là 296 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40% trên tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2010 dư nợ ngành này đạt 682 triệu đồng tức tăng 387 triệu đồng tức tăng 131,19% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng là 17%.

Đến năm 2011 dư nợ quá hạn của ngành này giảm xuống đạt 765 triệu đồng giảm 83 triệu đồng tức tương đương giảm 12,17% so với năm 2010. Sở dĩ số liệu có những biến động to lớn như vậy là do sự bất ổn của thị trường gần đây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán của các doanh nghiệp.

+ Một số ngành kinh tế khác: Chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng dư nợ ngắn hạn và nó cũng biến đổi không đều. Điều này cho thấy họat động của các lĩnh vực này cũng tương đối khó khăn và nó cũng chịu sự chi phối của những biến động của nền kinh tế.

Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả.

Tù đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng trong những năm tới. Ngân hàng cần có biện pháp tốt về việc xử lý nợ quá hạn nông nghiệp và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. PGD phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: Tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành qua 3 năm:

Hình 14: Biểu đồ tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành của PGD Tháp Mười qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đồng tháp - phòng giao dịch tháp mười (Trang 42 - 45)