Ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 31 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.9. Ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá

Thuật ngữ ngôn cảnh bao hàm trong nó là ngôn cảnh tình huống

ngôn cảnh văn hoá từ lâu đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học nhƣ B.

Malinowski, J.R. Firth và ngƣời hoàn thiện sau cùng là M.A.K. Halliday đƣa ra. Ngôn cảnh là loại môi trƣờng phi ngôn ngữ mà trong đó ngôn ngữ đƣợc sử dụng. Ngôn cảnh tình huống là ngôn cảnh của một hiện tƣợng ngôn ngữ, của một văn bản, của một trƣờng hợp ngôn ngữ cụ thể. Nó là thế giới xã hội và tâm lý mà trong đó, ở một thời điểm nhất định, con ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Ngôn cảnh tình huống có thể bao gồm sự hiểu biết về thời gian, không gian, vị trí, sự hiểu biết về nghi thức xã giao, về mã ngôn ngữ đang dùng, về nội dung và bối cảnh giao tiếp. Ngôn cảnh tình huống còn bao gồm sự chấp nhận ngầm giữa những ngƣời giao tiếp về tất cả các quy ƣớc, các tiền đề hay niềm tin của các thành viên trong cộng đồng đó.

Ngôn cảnh văn hoá là ngôn cảnh của ngôn ngữ với tƣ cách là một hệ

thống. Nó bao gồm hàng loạt các nhân tố văn hoá nhƣ phong tục tập quán, chuẩn hành vi, quan niệm giá trị, các sự kiện lịch sử, tri thức về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... Hai yếu tố cũng hết sức quan trọng nữa trong ngôn cảnh văn hoá là tiền ƣớc và tri thức nền. Tiền ƣớc và tri thức nền là khả năng lĩnh hội, tất cả các nhân tố văn hoá nêu trên của từng cá nhân

trong một cộng đồng. Tri thức nền còn đƣợc coi là yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời. Tri thức nền thực sự là vô hạn mà thiếu chúng không thể có quá trình giao tiếp ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)