7. Bố cục của luận văn
2.2.10. Nhóm từ ngữ về thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, chim chóc côn trùng
Nhóm từ này tuy không nhiều (khoảng hơn 30 từ ngữ) nhƣng lại quan trọng với Thuỳ Trâm. Có lẽ khi viết đến chúng là giây phút chị đƣợc thƣ giãn, đƣợc nghỉ ngơi, thậm chí nghỉ ngơi giữa hai trận bom dội của kẻ thù. “Rừng chiều sau một cơn mưa, những lá cây xanh trong trƣớc ánh nắng mỏng mảnh xanh gầy nhƣ bàn tay một cô gái cấm cung” (12.4.68) “Mùa thu đã về trên những đồng lúa ƣơm vàng” (23.9.69).
Dƣới đây là danh sách nhóm từ này.
Bảng 2.12. Từ ngữ về thiên nhiên, cây cỏ
STT TỪ NGỮ Tần số 1 áng mây 1 2 ánh nắng 1 3 ánh trăng 1 4 ánh trăng mờ 1 5 bông cúc 1 6 bông hồng 1 7 cành cây 1 8 cành hoa 1 9 cây bàng 1 10 cây sấu 1 11 con chim 2 12 con mọt 1 13 cơn mƣa 3 14 con sâu 1 15 đám mây 1 16 đồng lúa 1 17 gai lƣỡi hùm 1 18 gió bụi 1 19 gốc ô ma 1 20 hàng cây 1 21 hoa 7 22 hoa bách nhật 1 23 hoa phƣợng 1
24 khóm mía 1 25 lá cây 26 lá vàng 1 27 lặng gió 1 28 mùa hoa 1 29 ngọn cây 1 30 nhánh hoa 1 31 nhánh hoa lan 1 32 trái dƣa 1 33 ve sầu 2 Tiểu kết
Trong chƣơng này, với mục đích nhận diện những từ ngữ trong chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chúng tôi đã phân chia những gì chị đã ghi trong nhật ký thành 12 trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa. Từ ngữ về chiến tranh gồm hai trƣờng nghĩa, có số lƣợng trên 112 từ. Từ ngữ về con ngƣời gồm 11 trƣờng nghĩa, có số lƣợng 1.240 từ.
Từ ngữ của 12 trƣờng nghĩa và tần số của chúng đƣợc lập thành các bảng trong phần phụ lục.
12 trƣờng nghĩa đƣợc xem xét trong chƣơng này chắc chắn chƣa bao quát hết những gì mà Đặng Thuỳ Trâm đã viết ra trong nhật ký, tuy nhiên chúng vẫn có thể đại diện cho từ ngữ trong nhật ký của chị.
Nhận diện xong từ ngữ về con ngƣời và chiến tranh trong Nhật ký, chúng tôi coi đó là cơ sở tƣ liệu phục vụ cho nghiên cứu ở chƣơng 3.
Chương 3
“LỬA” TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM
Dẫn nhập
Nhà văn Võ Thị Hảo trong Lời mở cho cuốn "Bí mật cuộc đời người
Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm" đã viết:
"Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm sẽ không được trân trọng như thế, nếu trong những dòng chữ viết vội trong chiến trường ấy chỉ biểu hiện chí căm thù và lòng dũng cảm. Cái điều thuyết phục, khiến ngay cả người của phía bên kia cũng phải kính trọng ở cô, là lương tri và lòng chính trực. Lòng yêu thương chân thành của cô với thương binh, sự phẫn nộ trước giả dối, ảnh hưởng từ văn hoá gia đình trí thức, từ người mẹ và người cha, khả năng cảm thụ cái đẹp, vẫn nồng nàn yêu thương kẻ khác ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh (...) của cô đã làm rung động tận đáy tâm
hồn người khác".
(Bí mật cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm, NxbVăn
hoá Dân tộc, H. 2005, tr. 14).
Những điều nhà văn Võ Thị Hảo nói đến trên đây chính là lý do để thƣợng sĩ Nguyễn Trung Hiếu, thông dịch viên của đơn vị, ngăn không cho Fred đốt cuốn sổ nhật ký - mà anh coi tự trong nó đã có lửa rồi. Lửa
mà Nguyễn Trung Hiếu nói, đó là lửa của chí căm thù, lửa của lòng dũng cảm, lửa của tình yêu thương đồng đội, thương binh, lửa của sức cảm thụ
cái đẹp... và biết bao điều rực lửa khác nữa của một ngƣời con gái Hà
Nội hai mƣơi sáu tuổi giữa chiến trƣờng, giữa bom đạn, giữa chết chóc và mất mát...
Làm sáng tỏ những ý mà nhà văn Võ Thị Hảo và thƣợng sĩ Nguyễn Trung Hiếu muốn nói cũng chính là mục đích của luận văn - tìm hiểu về từ ngữ mà Đặng Thuỳ Trâm đã sử dụng trong hai tập nhật ký của mình. Những dòng nhật ký ghi chép lại những tháng ngày của cuộc sống, lao động và chiến đấu của một nữ bác sĩ quân y mới ra trƣờng đơn giản chỉ là những lời độc thoại nhƣng đã làm rung động hàng triệu con tim, kể cả những ngƣời bên kia chiến tuyến. Những điều Đặng Thuỳ Trâm viết ra trong nhật ký thực ra không nhiều, không phức tạp. Ta chỉ nhận thấy ở chị một tâm hồn trong sáng, đơn giản, tràn ngập yêu thƣơng, yêu ghét rõ ràng và một lý tƣởng sống cao đẹp.
Tìm hiểu về những điều trên dƣới góc độ từ ngữ, dựa trên lý thuyết trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa, chúng tôi phân những gì Đặng Thuỳ Trâm đã viết thành 5 vấn đề, và cũng là 5 nhóm trƣờng nghĩa cho nội dung nghiên cứu của chƣơng này nhƣ sau:
- Nhóm trƣờng nghĩa về chí căm thù và lòng dũng cảm. - Nhóm trƣờng nghĩa về lòng yêu thƣơng chân thành. - Nhóm trƣờng nghĩa về lƣơng tri và lòng chính trực.
- Nhóm trƣờng nghĩa về sự tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình. - Nhóm trƣờng nghĩa về khả năng cảm thụ cái đẹp.
Dƣới đây, chúng tôi sẽ lần lƣợt xem xét từng nhóm trƣờng nghĩa.