Nhóm trƣờng nghĩa lòng yêu thƣơng chân thành

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 85 - 89)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Nhóm trƣờng nghĩa lòng yêu thƣơng chân thành

Thuỳ Trâm đã từng viết “Tình thƣơng có thể biểu hiện chói loà rực rỡ nhƣng cũng có lúc âm thầm lặng lẽ” (22.4.70).

Không phải một nhà văn mà là một ngƣời chiến sĩ trên chiến trƣờng đã đem hết công sức của mình ra cống hiến cho cách mạng. Đó không chỉ là nghĩa vụ còn là niềm ao ƣớc, niềm vinh dự cho “cô gái tiểu tƣ sản” Đặng Thuỳ Trâm.

Là một chiến sĩ, một bác sĩ Thuỳ Trâm đã chứng kiến tất cả những sự khắc nghiệt của chiến tranh. Đang sống trong môi trƣờng của học thức, của sự đùm bọc gia đình nhƣng chị đã tình nguyện lên đƣờng tham gia chiến đấu, lăn lộn và cùng các đồng đội của mình.

Do công việc, Thuỳ Trâm đã chứng kiến nhiều đồng đội, đồng chí bị thƣơng, bị hi sinh khiến chị đau xót nhƣ chính bản thân mình. Chỉ là một ca mổ ruột thừa trong điều kiện thiếu thốn nhƣng “rất đau xót” và nỗi băn khoăn của một ngƣời thầy thuốc + nỗi thƣơng xót mến phục ngƣời thƣơng binh ấy làm mình không thể yên bụng” hay “tôi thƣơng anh bằng tình thƣơng rộng rãi nhƣng rất sâu xa. Tình thƣơng của ngƣời thầy thuốc trƣớc bệnh nhân, tình thƣơng của ngƣời chị đối với đƣa em đau ốm” (8.4.68).

Sự chân thành đƣợc ghi trong nhật ký một cách chân thực, xuất phát từ lƣơng tâm, từ bản tính trong sáng của Đặng Thuỳ Trâm. Bất kỳ một ngƣời đồng chí, đồng đội ngã xuống đều xót xa, đều căm phẫn chiến tranh. Tình đồng đội của Đặng Thuỳ Trâm thể hiện rất rõ nét trong việc chị cứu chữa cho thƣơng binh, chăm sóc thƣơng binh. Chị tự dày vò bản thân khi có một ca thƣơng binh nặng mà với khả năng và điều kiện của một bệnh xá tiền phƣơng không thể cứu chữa nổi. Là ngƣời phụ trách bệnh xá nhƣng chị vẫn

tự tay giặt giũ, chăm sóc cho thƣơng binh… Và biểu hiện cao nhất của Đặng Thuỳ Trâm về tình đồng đội là chị đã xả thân, chấp nhận hy sinh khi nổ súng vào kẻ thù để bảo vệ đồng đội của mình.

Nhƣ, nghe tin bạn chết “Hƣờng ơi! Hƣờng chết rồi sao, mình nghe tin mà bàng hoàng nhƣ ác mộng” (22.4.68)

Mỗi một ngƣời đồng đội, đồng chí ra đi đều để lại cho Đặng Thuỳ Trâm nỗi băn khoăn, nỗi nhớ lại khi ngƣời đó còn sống để rồi xót xa. Đau đớn nhƣ chính những ngƣời ruột thịt của mình ra đi.

Và ngƣời bạn nhƣ Khiêm cũng đƣợc ghi rất rõ nét trong cuốn nhật ký của chị “Khiêm đã hi sinh rồi! nghe tin mình bàng hoàng không tin là sự thực”, là ngƣời bạn chiến đáu, ngƣời bạn thân ngoài đời, Thuỳ Trâm khi nghe tin Khiêm hi sinh thì sự xót xa đau đớn đã đƣợc ghi lại bằng những dòng chữ trở về với kỷ niệm khi hai ngƣời bạn gặp nhau cùng công tác và trở thành bạn thân “bằng tình bạn trong trắng và rất đỗi chân thành”. Sự hi sinh của Khiêm là nỗi đau cũng nhƣ tinh thần vững thêm nung nấu.

Những ngƣời bạn cùng tuổi nhƣ Khiêm, Hƣờng ra đi làm ngƣời ở lại đau đớn. Thuỳ Trâm ngày càng chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, chứng kiến cái chết ngay trƣớc mặt của bốn “Đứa em thân yêu”: “Bốn chết rồi, hai mắt nhắm nghiền nhƣ trong giấc ngủ... nƣớc mắt mình từng giọt rơi xuống tóc em” (9.1.69).

(Có lúc Thuỳ Trâm phải hốt lên đầy xót xa “cái chết đơn giản quá” (20.5.69) “anh Giàu đã chết” (25.6.69). “Liên đã bị chúng bắn chết” (30.7.69).

Ngƣời đồng đội nhƣ Thành khi còn sống cũng không hợp về tính cách nhƣng khi nằm xuống, đào huyệt để chôn thì Đặng Thuỳ Trâm cũng không

cầm đƣợc nƣớc mắt (29.3.70).

“Anh Tám Vinh ngƣời nông dân, chất phác” (20.10.69) “Bé Nga con chị Sử” (29.1.70). Tất cả những ngƣời đồng đội hi sinh hay những đứa trẻ vì lý do nào đó mà không sống trên đời đều đƣợc ghi lại, hoài niệm cuộc sống của họ với tất cả nối nhớ, niềm thƣơng yêu và cả sự kính trọng.

Bảng 3.2. Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm của Đặng Thuỳ Trâm đối với thƣơng binh, đồng đội

STT TỪ NGỮ TẦN SỐ

1 thân yêu 23

2 nhớ tiếc 6

3 nỗi đau buồn 7

4 nỗi đau xót 4 5 nỗi nhớ 9 6 nỗi thƣơng xót 6 7 nỗi buồn 12 8 nhớ thƣơng 19 9 lòng yêu thƣơng 3 10 nỗi ƣớc ao 3 11 đau đớn 4 12 lời thân mến 3 13 mến phục 2 14 mến thƣơng 12 15 thƣơng nhớ 16 16 thƣơng xót 17

17 thƣơng yêu 21 18 mến thân 8 19 yêu thƣơng 24 20 xót thƣơng 11 21 thân thƣơng 15 22 đau thƣơng 28 23 đau xót 21 24 tình mến thân 8 25 tình cảm 5 26 trìu mến 4 27 tình thƣơng 28 28 tình yêu 18 29 xúc động 12 30 thân thiết 12 31 san sẻ 9 32 săn sóc 2 33 an ủi 5 34 lo âu 2 35 lo lắng 7 36 xót xa 8 37 yên bụng 2 38 yên lòng 1 39 nghẹn lời 3

Từ bỏ cuộc sống miền Bắc vào chiến trƣờng miền Nam đang ở giai đoạn khốc liệt nhất tức là chị đã rời xa gia đình yêu dấu cùng những ngƣời thân là vì tình yêu đất nƣớc. Nơi chiến trƣờng xa xôi ấy là nỗi nhớ cồn cào cảnh sum họp gia đình và mong ƣớc đƣợc gặp họ nhƣng chị mơ ƣớc vậy và vẫn không rời đội ngũ, vẫn kiên cƣờng bám trụ nơi tuyến lửa cho đến khi ngã xuống, dâng hiến tuổi xuân cho tình yêu lớn của đời mình “Chỉ là mảnh đất miền Nam mà sao mình thấy thiết tha gắn bó vô cùng” nhƣ chị đã từng ghi trong nhật ký.

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)