Khái niệm về phong cách

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 28 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.6.Khái niệm về phong cách

Trong ngôn ngữ học, khái niệm phong cách trỏ những hệ thống các yếu tố ngôn ngữ, các phƣơng thức lựa chọn, sử dụng và kết hợp chúng; tức là trỏ

những dạng thức chức năng của ngôn ngữ văn học. Cấu trúc của phong cách ngôn ngữ bị quy định bởi những nhiệm vụ xã hội của việc giao tiếp bằng ngôn từ trong từng lĩnh vực hoạt động của con ngƣời (giao tiếp thông thƣờng và giao tiếp quan phƣơng, luật pháp, chính trị, khoa học, kỹ nghệ, văn học,..).

Các khối thống nhất về phong cách chức năng tạo thành hệ thống (ngôn từ sách vở; ngôn từ hội thoại; ngôn từ công cộng; ngôn ngữ truyền thanh, điện ảnh; ngôn ngữ điện tín, ngôn từ nghệ thuật) vốn khác nhau về vai trò của nó trong giao tiếp và về sức bao quát chất liệu ngôn ngữ.

Mỗi lĩnh vực phong cách chức năng có thể bao gồm một loạt phong cách. Ví dụ ở ngôn từ sách vở có thể bao gồm phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách sự vụ - quan phƣơng. Ngôn từ nghệ thuật -với tƣ cách một khối thống nhất về phong cách chức năng, khác với các phong cách ngôn ngữ, khác với ngôn từ hội thoại, do chức năng thẩm mỹ vốn có của nó, do ở nó có thể có mọi yếu tố ngôn ngữ (kể cả phƣơng ngữ, tiếng lóng, khẩu ngữ thông tục, tức là những yếu tố thuộc phạm vi phi chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân).

Có những phong cách ngôn ngữ đƣợc hình thành trên cơ sở siêu ngôn ngữ. Ví dụ ngôn từ hội thoại vốn ứng với chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là giao tiếp; nhƣng phong cách chính luận lại l hình thành do độc nhất một nguyên tắc cấu trúc trừu tƣợng, nguyên tắc luân phiên hai yếu tố biểu cảm và khuôn sáo. Phong cách ngôn ngữ, hệ thống phong cách chức năng là những hiện tƣợng chịu sự biến đổi về lịch sử.

Bên cạnh các phong cách chức năng, ở ngôn ngữ học còn phân biệt các phong cách biểu cảm (xét theo tính hàm chứa cảm xúc trong các yếu tố ngôn ngữ, do vậy có phong cách ngôn ngữ trang trọng, phong cách suồng sã, phong cách dịu dàng thầm kín, phong cách đùa cợt, phong cách trào lộng...) so với phong cách trung hoà (tức là ngôn từ phi biểu cảm).

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 28 - 30)