Nhóm trƣờng nghĩa ý chí căm thù và lòng dũng cảm

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 79 - 85)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Nhóm trƣờng nghĩa ý chí căm thù và lòng dũng cảm

Điều mà tất cả chúng ta muốn nhắc đến trƣớc tiên về phẩm chất của Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đó là lòng dũng cảm. Sự dũng cảm của chị khiến những ngƣời bên kia cũng phải kinh ngạc thốt lên “Chúng tôi muốn biết vì sao Thuỳ có thể kiên định đến thế, vì sao chị lại có thể trở thành dũng cảm

đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa được hỏi bà những câu hỏi ấy,

đó là những bài học cho tất cả chúng tôi” (Trích thƣ của Robert

Whitehurst gửi bà Doãn Ngọc Trâm ngày 02/5/2005. Trong “Bí mật cuộc

đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thuỳ Trâm”). Đỉnh điểm của ý chí kiên

cƣờng, của lòng dũng cảm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm là hành động một mình chống lại 120 tay súng Mỹ để bảo vệ thƣơng binh và chị đã anh dũng hi sinh. (Trƣờng hợp hy sinh của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đƣợc Fred viết trong 2 bức thƣ đề ngày 01/5/2005 và 02/5/2005. Trong hai bức thƣ đó có những đoạn sau: “Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị của anh ta gồm 120 người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh ta gặp nhiều lều trại trong rừng sâu, trên vùng núi phía Tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có một người nổ súng vào họ (...) lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí mà phải khá lâu mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất (...). Khi đến được nơi người kia nằm, toán lính Mỹ nhận thấy người đó đang bảo vệ các bệnh nhân trong một bệnh viện. Trên xác người phụ nữ có một khẩu CKC và một cái túi vải bạt đựng vài cuốn sổ nhỏ (...) Tôi tin chắc mình đã được nghe kể về cái chết của tác giả cuốn nhật ký. Đó là cuốn nhật ký thứ 2 của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm (...) giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính nọ tả lại cho tôi là điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. Ở bất cứ đất nước nào trên thế giới điều đó đều được gọi là Anh hùng (...) Thế giới phải được biết về sự dũng cảm của con gái bà và mãi mãi học hỏi được điều gì đó từ tình yêu và

những suy nghĩ của chị (...)”)

Chiến tranh đã gieo rắc bao đau khổ cho những ngƣời dân Việt Nam. Chứng kiến những thƣơng vong, mất mát, hy sinh của đồng đội càng làm

cho Đặng Thuỳ Trâm thêm nung nấu chí căm thù, thêm nghị lực trong chiến đấu chống lại kẻ thù. “Hãy nghe đây lời hứa trả thù cho Khiêm, Hứa bằng đau xé ruột, bằng căm thù bầm gan” (16.8.68).

Những dòng chữ mà ngƣời con gái Hà Nội đã viết nên với bao chất chứa căm thù giặc sâu sắc nhƣ:

“Giặc cướp nước” (17.12.68), “Bọn quỉ khát máu” (19.1.69), “Kẻ

giết người” (13.3.69), “Quân đế quốc Mỹ” (2.2.70), "Lính Mỹ + Nguỵ +

cảnh sát dã chiến" (25.6.69).

Những cách gọi tên của chị thể hiện thái độ tố cáo tội ác của giặc, khinh bỉ và căm giận chúng nhƣ loài thú xấu xa cƣớp nƣớc. Đó cũng là thái độ kiên quyết không đội trời chung, sống chết cùng kẻ thù. Đó là sự đau đớn khi nhìn thấy lũ giặc bắn giết những ngƣời chiến sĩ cách mạng. Ngọn lửa căm thù giặc đã biến một ngƣời con gái Hà Nội trở nên kiên cƣờng, dũng cảm, chiến đấu đến cùng.

“Đau buồn bây giờ không thể biểu hiện bằng nƣớc mắt mà hãy bằng ý chí trả thù” (27.7.70). “Những nhát cuốc của mình bổ xuống đá làm toé lửa

lên như nỗi căm thù đang bốc cháy trong lòng mình” (29.370).

Quân thù đã làm ta rã bao hạnh phúc gia đình, lấy đi mạng sống của những ngƣời trẻ tuổi. Xót xa, đau đớn cho đồng bào ruột thịt của ra bị giày xéo bởi những hành động tàn sát dã man mất hết tính ngƣời của kẻ thù.

“Chỉ khi nào hết giặc Mỹ mới thực sự có cuộc sống mà thôi" (24.7.69).

“Không, mình không đầu hàng đâu, ý chí trả thù sẽ đem đến thêm nghị lực cho mình” (15.8.69).

trả thù, bằng sự nghiến răng lại ngẩng đầu mà bƣớc tiếp chặng đƣờng gian khổ" (27.4.70).

“Thằng chó đểu Ních - Xơn đã liều lĩnh điên cuồng mở rộng thêm cuộc chiến. Chúng ta sẽ phải đƣơng đầu với một khó khăn ghê gớm hơn nữa đây. Nhƣng tao đã thề cùng các đồng chí của tao rồi, dù có chết cũng quyết đánh cho đến cùng” (5.5.70).

"Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột. Tại sao cũng là con ngƣời mà lại có những con ngƣời độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào ta để làm nƣớc tƣới cho gốc cây vàng của nó nhƣ vậy?” (5.5.70)

Hành động bạo tàn của kẻ thù đã làm Thuỳ Trâm không thể không thốt lên những lời nhục mạ với chúng. Uất ức vì cảnh bạo tàn, vì máu xƣơng đồng bào đồng chí hi sinh là động lực quyết tâm trả thù.

Những ngôn từ trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” có thể thấy rất hiện thực không hƣ cấu. Đó là những trang thƣ viết vội từ hiện thực nhìn thấy và cảm xúc của mình. Những từ ngữ đã nói lên lòng dũng cảm của chị, một cô gái trí thức tiểu tƣ sản mà gan dạ, kiên cƣờng.

“Mới hôm nào đây chỉ chậm vài phút là mình một là chết hai là nằm trong nhà tù của địch”.

“Một đêm ngủ rừng và một ngày vƣợt núi bọn mình đã ra đến chỗ ở của dân và cán bộ Phổ Khánh”.

“Trời tối đen nhƣ mực và mƣa nhƣ trút nƣớc, chị đi giữa đêm mƣa không nhớ đƣờng nên lạc mãi”.

Những khi đi công tác nguy hiểm, khó khăn Thuỳ Trâm vẫn vững tin, vẫn lạc quan. Có những lúc gặp khó khăn chị lại tự động viên mình bằng ý chí, nghị lực và không muốn những ngƣời thân yêu của mình biết điều đó

“… mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc

kháng chiến quyết liệt này”. "Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà cũng

không nên nói hết để làm gì. Những lá thƣ mình viết không bao giờ kể hết với những ngƣời thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho ngƣời thân yêu mình thêm lo lắng”.

Chị động viên mình “lửa thử vàng gian nan thử sức”. (Những cánh thƣ chị gửi cho ngƣời thân).

Hay “Không, mình không còn thơ dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ”.

Sự dũng cảm, chí căm thù của một ngƣời chiến sĩ cách mạng trong con ngƣời Đặng Thuỳ Trâm đƣợc hiện ra trong những trang nhật ký ghi lại những dòng suy nghĩ hiện thực của chị đã làm ngƣời đọc nhƣ trở về với hoàn cảnh chiến tranh và sự kính trọng và khâm phục.

Bảng 3.1. Từ ngữ về chí căm thù và lòng dũng cảm

STT TỪ NGỮ Tần số

1 bọn giặc

2 bọn quỷ cƣớp nƣớc 3 bọn quỷ khát máu

4 căm thù bầm gan tím ruột 5 cuộc kháng chiến quyết liệt 6 đau buồn

7 đau xé ruột 8 đau xót vô cùng 9 đi giữa đêm mƣa 10 địch

11 đòn tra tấn của quân thù 12 giặc cƣớp nƣớc

13 giặc Mĩ

14 hãy nghe đây lời hứa trả thù cho Khiêm 15 hứa bằng căm thù bầm gan

16 hứa bằng đau xé ruột 17 kẻ giết ngƣời

18 lính Mỹ + Ngụy + Cảnh sát dã chiến 19 lũ quân uống máu ngƣời không tanh 20 một là chết hai là nằm trong nhà tù 21 ngủ rừng

22 ngƣời chồng mất vợ

23

nƣớc mắt khô lại thành ngọn lửa thù rực cháy trong tim

24 quân đế quốc Mỹ 25 quân thù đang còn đó 26 sa vào tay giặc

27 thằng chó đểu Ních Xơn

28 thề sẽ trả thù cho Khiêm đến hơi thở cuối cùng 29 tiếng khóc xé ruột xé lòng

30 trả thù 31 vƣợt núi

32 xƣơng máu đã chất cao nhƣ ngọn núi căm thù 33 ý chí trả thù

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)