Vài nét về liệt sĩ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 32 - 166)

7. Bố cục của luận văn

1.10.1.Vài nét về liệt sĩ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình tri thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dƣợc sĩ Doãn Ngọc Trâm, giảng viên trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

Năm 1966 tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trƣờng B. Sau 3 tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, chị kết nạp Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968.

Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc chƣa tròn 28 tuổi. Hài cốt của chị đƣợc mai táng tại nơi chị ngã xuống, trên sƣờn núi Ba Tơ, cánh bệnh xá năm mƣơi mét. Sau thống nhất đƣợc đƣa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cƣờng. Năm 1990 đƣợc gia đình đƣa về nghĩa trang liệt sĩ Xuân Phƣơng, Từ Liêm, Hà Nội.

1.10.2. Sơ lược về hai tập nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Chị là tác giả hai tập nhật ký đƣợc viết từ ngày 8/4/1967 khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20/6/1970 (hai ngày trƣớc khi chị hy sinh). Hai tập nhật ký này đƣợc Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ lƣu giữ cho đến ngày đƣợc trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4 năm 2005. Sau đó đƣợc nhà phê bình văn học Vƣơng Trí Nhàn biên tập thành quyển sách mang tên “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.

1.10.3 Về những con người đã giữ hai tập nhật ký và sự trở về của “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.

Frederic Whitehurst, là sĩ quan quân báo Mỹ, tham gia chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi từ 1969 - 1971. Với nhiệm vụ là thu thập thông tin tài liệu có giá trị quân sự để phân tích tình hình, truy tìm dấu tích quân giải phóng. Nhiệm vụ đó đã khiến Frederic Whitehurst đã tận mắt chứng kiến những mất mát khủng khiếp của cuộc chiến tranh.

Trong một trận tập kích vào một “Căn cứ của Việt Cộng” Frederic Whitehurst đã thu nhặt đƣợc nhiều tài liệu. Cùng với thông dịch viên ngƣời Việt Fred chọn lọc tài liệu có giá trị quân sự, số còn lại vứt vào đống lửa để tiêu huỷ. Fred đang đốt những tài liệu bị bỏ thì Thƣợng sĩ Nguyễn Trung Hiếu - thông dịch viên của đơn vị cầm cuốn sổ nhỏ nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ này. Bản thân nó đã có lửa rồi”. Trƣớc vẻ bức xúc của Hiếu, Fred bỏ cuốn sổ vào túi. Rồi mấy tháng sau Fred nhận đƣợc cuốn nhật ký thứ 2. Những dòng chữ rực lửa khiến Fred vô cùng xúc động dù chỉ qua lời dịch của Nguyễn Trung Hiếu.

Năm tháng trôi qua, Fred luôn trăn trở muốn làm một cái gì vì ngƣời bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và muốn tìm gia đình nữ bác sĩ.

Robert Whitehurst là cựu chiến binh Việt Nam nhƣng anh yêu mến con ngƣời và đất nƣớc Việt Nam. Khi đọc cuốn nhật ký và ngƣỡng mộ Đặng Thuỳ Trâm. Robert tìm trên mạng internet một nơi là trung tâm Việt Nam vì ở đây ngƣời ta thƣờng tổ chức hội thảo thƣờng niên về chiến tranh Việt Nam. Tại hội thảo Robert và Fred đã có bài nói về Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Ted Engeeman là ngƣời có mặt ở hội thảo và sau đó 3 ngày ông sang Việt Nam nhờ ngƣời bạn ở Văn phòng Quaket Hà Nội tìm giúp gia đình nữ

bác sĩ. Cuối cùng sau 35 năm hai cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm đã đƣợc những ngƣời bên kia chiến tuyến đã trở về với gia đình nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm.

Tiểu kết

Trong Chƣơng 1, chúng tôi trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến việc xác định các đơn vị từ ngữ trong tác phẩm “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” và việc triển khai nghiên cứu chúng theo mục đích của đề tài trong hai chƣơng tiếp theo của luận văn. Trong chƣơng này chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến lý thuyết trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa vì cho rằng áp dụng lý thuyết này sẽ đạt kết quả nghiên cứu cao.

Cũng trong Chƣơng 1, chúng tôi giới thiệu sơ lƣợc về tác giả của hai tập nhật ký: “Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm” và “Số phận” kỳ lạ của hai cuốn nhật ký của chị.

Chương 2

NHẬN DIỆN LỚP TỪ NGỮ VỀ CHIẾN TRANH VÀ CON NGƢỜI TRONG "NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM"

Dẫn nhập

Từ ngữ trong chiến tranh và con người trong chiến tranh là những từ

ngữ đƣợc Đặng Thuỳ Trâm viết ra trong 2 tập nhật ký của chị. Những dòng nhật ký mở đầu ở tập thứ nhất đƣợc viết vào ngày 08/4/1968 ở Đức Phổ, Quảng Ngãi và những dòng nhật ký cuối cùng đƣợc viết ở tập thứ hai vào ngày 20/6/1970 cũng ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, hai ngày trƣớc khi chị hy sinh. Tuy nhiên những sự kiện, con ngƣời, địa danh, trạng thái tâm lý tình cảm và nhiều điều khác nữa mà nhật ký đề cập đến lại không phải có chỉ ở riêng chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi. Những điều đó sống trong hồi ức của chị và thƣờng đƣợc chị nhắc lại trong những trang nhật ký - có từ trƣớc khi chị đặt chân đến Đức Phổ vào tháng 3 năm 1967. Nhƣ vậy, những điều trong ký ức, đƣợc hồi tƣởng và đƣợc viết ra đó có phải là đối tƣợng của đề tài không? chúng tôi cho rằng cả những điều hồi tƣởng, cả những điều hiện tại chị sống mới làm nên nhật ký, mới làm nên Đặng Thuỳ Trâm. Do vậy, tất cả những gì chị viết ra đều có thể đƣợc coi là đối tƣợng xem xét của đề tài.

Thực ra, có thể dùng tiêu chí từ ngữ về chiến tranh và từ ngữ có liên

quan đến con người trong chiến tranh để xem xét tất cả những từ ngữ mà

Đặng Thuỳ Trâm đã viết ra trong 2 tập nhật ký của mình. Những con số, tên đất, tên ngƣời, những cách xƣng hô, những trạng thái tâm lý, tình cảm, thậm chí cả những hiện tƣợng tự nhiên đều có một sự liên quan nào đó với tiêu chí nhận diện trên. Do vậy, về mặt nguyên tắc, những từ ngữ trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" đều đƣợc xem là đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên trong

khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ quan tâm đến những nhóm từ tiêu biểu nhất, đáp ứng tốt nhất cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.1. Nhóm từ ngữ về chiến tranh trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”

Nếu tính từ khi Đặng Thuỳ Trâm đặt chân lên Đức Phổ vào tháng 3 năm 1967 cho đến khi chị ngã xuống vào ngày 22 tháng 6 năm 1970, ngƣời bác sĩ quân y trẻ tuổi ấy đã sống trên chiến trƣờng vẻn vẹn khoảng 2 năm và 9 tháng. Với chƣa đầy 3 năm chiến trƣờng, chị sống giữa lòng dân, giữa đồng đội nhƣng hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với kẻ thù, với những trận càn, với đạn bom, với máy bay và pháo kích, với xe tăng, xe ủi khiến cho dòng nhật ký nào của chị cũng khét mùi thuốc súng: “Mấy hôm nay,

địch đánh phá Phổ Cường dữ dội” (9.1.69) “Tình hình Phổ Cường vẫn

căng thẳng, địch vẫn tiếp tục trận càn quy mô...” (11.1.69) “Mười hai ngày

nay... bộ quần áo cứ khô lại ướt vẫn không thay được. Xe tăng, bộ binh

mấy lần đuổi em suýt chết” (12.1.69). Và, có thể là một cách rất tự nhiên,

các khái niệm về chiến tranh, các từ ngữ về vũ khí, khí tài lần lƣợt đƣợc chị nhắc đến trong nhật ký.

Có thể phân từ ngữ về chiến tranh thành các nhóm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Nhóm vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự và đồ quân dụng

Những từ ngữ về chiến tranh luôn xuất hiện trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trƣớc trên đó là những từ ngữ về vũ khí, khí tài quân sự: “Địch uy hiếp khu vực bệnh xá một cách nghiêm trọng. Những chiếc HU-1ARọ

quần sát trên ngọn cây phóng lựu đạn, hoả tiễn tầm ngắn và xổ từng tràng

đại liên nghe đến điếc tai. Pháo từ núi Chóp bắn vào nổ sát bên hầm, một

mảnh pháo to chẻ nát một thân cây lát hầm ngay giữa phòng mổ (...) súng

nhỏ nổ hƣớng đó, tàu bay hạ hƣớng đó...” (23.3.70). “Địch tập kích vào căn cứ (...) tàu RọHU-1A quăng rocket xuống ngay trên đầu mình”

(19.5.70). “Một tai nạn bất ngờ (nhƣng cũng rất bình thƣờng trong chiến tranh) đã xảy đến với bệnh xá của mình: Một loạt bom đã rơi đúng ngay một phòng bệnh nhân giết chết một lúc năm ngƣời”... (2.6.70). “Chiều đã xuống, ánh nắng đã mờ tắt sau dãy núi xa. Những chiếc phản lực, Moran

đã thôi gào rú”... (18.6.70).

Nhóm từ ngữ về vũ khí, thiết bị, khí tài quân sự, đồ quân dụng trong Nhật ký có khoảng 40 đơn vị. Dƣới đây là danh sách và tần số nhóm từ ngữ đó

Bảng 2.1. Nhóm từ ngữ về vũ khí, thiết bị, khí tài quân sự...

STT TỪ NGỮ TẦN SỐ 1 AK 4 2 balô 5 3 băng đạn 1 4 bom đạn 1 5 bom Pháp 2 6 bom xe 1 7 cối cá nhân 2 8 đài điện 1 9 đại liên 1 10 đạn 2 11 đạn bom 1 12 đạn lửa 2 13 hoả tiễn 2 14 hoả tiễn tầm ngắn 1 15 HU-1A 7 16 lựu đạn 5

17 máy bay 3 18 mìn 9 19 mìn gíp 1 20 Moran 3 21 ô tô 3 22 phản lực 3 23 pháo 8

24 pháo lân tinh 1

25 phi cơ 3 26 quả pháo 2 27 rockét 2 28 súng 4 29 tấm bao Mỹ 2 30 tàu bay 2

31 tàu hai thân 2

32 tàu rọ/ chiếc rọ 2 33 thuốc pháo 2 34 trái mìn “mo” 1 35 viên đạn 3 36 vũ khí 4 37 xe nhà binh 1 38 xe tăng 3 39 xe ủi 1

Nhận xét:

Nhóm từ ngữ trên, cùng với những từ có tần số cao: trực thăng HU – 1A (7 lần), pháo (8 lần), mìn (9 lần) đã phản ánh tính chất khốc liệt của chiến trƣờng Đức Phổ, nơi Thuỳ Trâm công tác.

2.1.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự

Bên cạnh một số lƣợng khá lớn từ ngữ về vũ khí, thiết bị nhƣ đã nêu trên, trong nhật ký ta bắt gặp khá nhiều thuật ngữ quân sự chứng tỏ Đặng Thuỳ Trâm tuy là một nữ bác sĩ nhƣng có sự hiểu biết rất rõ ràng chính xác về quân sự, chiến tranh đã khiến chị có đƣợc điều đó. Đó là những từ nhƣ:

chiến trường, cảnh giới, chiến đấu, đội ngũ, đường chiến lược, tác chiến, vị

trí, phát hiện v.v... “Từ sáng đến giờ, ngoài lúc ăn cơm, ba chị em mỗi đứa

ngồi một góc, mắt đăm đăm theo dõi phát hiện địch”. (18.6.70).

“Mọi ngƣời ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón bọn mình ra khỏi khu vực

nguy hiểm này”(...) (20.6.70).

“Cuộc chiến tranh lan rộng trên dải đất Đông Dƣơng” (5.5.70).

“Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cƣớp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ” (1.1.70).

“Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, cái chết gần một bên” (31.12.69) “Trong những điều anh căn dặn anh Sơ (đồng chí Xã uỷ xã Phổ Văn) có việc phải bảo vệ mình chu đáo, không đƣợc để tổn thất đáng tiếc” (1.9.69).

Từ ngữ thuật ngữ quân sự và từ ngữ về giao chiến... xuất hiện khá nhiều trong Nhật ký. Theo thống kê, có khoảng 70 mục từ. Dƣơi đây là danh sách và tần số của chúng.

Bảng 2.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự STT TỪ NGỮ TẦN SỐ 1 ác liệt 4 2 bắn 3 3 báo hiệu 1 4 bảo vệ 12 5 bắt sống 1 6 bỏ chạy 1 7 cái chết 4 8 cảnh giới 5 9 chạy càn 4 10 chết 31 11 chết chóc 8 12 chiến công 3 13 chiến đấu 34 14 chiến lƣợc 3 15 chiến sự 3 16 chiến thắng 5 17 chiến tranh 8 18 chiến trƣờng 27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19 chiến trƣờng lửa khói 1

20 chống càn 1

21 con đƣờng máu lửa 3

22 cộng sự 8

23 cuộc chiến đấu 3

24 cuộc kháng chiến 3

25 đại thắng 2

26 địa điểm 4

28 địch 8 29 diệt 5 30 đội ngũ 4 31 đơn vị 3 32 đốt 8 33 dữ dội 5 34 đƣờng chiến lƣợc 8 35 gầm rú 3 36 gào rú 4 37 giày xéo 3 38 giết 6 39 giết chết 3 40 giết hại 2 41 giết tại chỗ 1 42 hầm 4 43 hậu phƣơng 8 44 hi sinh 32 45 hố bom 4 46 khét lẹt 2 47 khói 3

48 khói lân tinh 1

49 khói lửa 11

50 khu vực nguy hiểm 1

51 lan rộng 2 52 máu xƣơng 11 53 mịt mù 2 54 mù mịt 3 55 nổ 13 56 phát hiện 3 57 phát sáng 1

58 phóng 9 59 phục kích

60 quả cầu lửa 1

61 tác chiến 3 62 tập kích 1 63 tiền tuyến 64 thắng 5 65 thắng lợi 6 66 tổn thất 4 67 tới tấp 3 68 trận càn 15 69 trận địa 7 70 vị trí 4 71 xác 3 72 xác chết 1 73 xƣơng máu 5

2.2. Nhóm từ ngữ về con ngƣời trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”

Trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”, phần lớn dung lƣợng của Nhật ký đƣợc nói về con ngƣời. Song ở đây không phải là những con ngƣời chung chung mà là những con người trong chiến tranh(*)

, trong đó có cả chị - ngƣời nữ bác sĩ quân y trẻ tuổi Đặng Thuỳ Trâm. Những con ngƣời trong chiến tranh đó luôn gắn chặt với không gian thời gian với cỏ cây sông núi của mảnh đất quê hƣơng nơi họ đang sống và chiến đấu. Những con ngƣời trong chiến tranh đó có tên tuổi, có số phận, có vui buồn thậm chí (ở một khía cạnh nào đó) có cả sự “ti tiện, đớn hèn” (15.6.68). Nhƣng bên trên tất cả những điều đó là sự yêu thƣơng, đùm bọc, chăm sóc, bảo vệ nhau; là

(*)

Trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm rất ít khi chị nhắc đến con người phía bên kia. Do vậy luận văn chỉ tập trung tìm hiểu về những con ngƣời là ngƣời thân, bạn bè, đồng đội, đồng chí,.v.v.. của Đặng Thùy Trâm.

tinh thần lạc quan cách mạng, kiên cƣờng anh dũng chống lại kẻ thù, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, quê hƣơng.

Tìm hiểu nhóm từ ngữ về những con ngƣời trong chiến tranh này chính là tìm hiểu những vấn đề nêu trên: Dƣới con mắt của Thuỳ Trâm, họ là ai, họ hành động nhƣ thế nào? Thuỳ Trâm đã cƣ xử với họ ra sao, chị dành cho họ những trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc ra sao? v.v...

Nhƣ vậy, có thể phân nhóm từ ngữ về con ngƣời trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” thành các nhóm sau đây:

- Nhóm danh từ riêng chỉ tên ngƣời. - Nhóm từ ngữ xƣng gọi chỉ ngƣời

- Nhóm từ ngữ về trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc... - Nhóm từ ngữ về hoạt động của con ngƣời

- Nhóm từ ngữ về sự tự nhìn bản thân

- Nhóm từ ngữ về đồ vật sử dụng cho con ngƣời - Nhóm từ ngữ về y khoa và điều trị

- Nhóm từ ngữ địa danh, đơn vị hành chính - Nhóm từ ngữ về địa lý

- Nhóm từ ngữ về thời gian, thời tiết, khí hậu - Nhóm từ ngữ về thiên nhiên cỏ cây chim chóc... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Nhóm danh từ riêng chỉ tên người

Dƣờng nhƣ trong mỗi trang nhật ký nào Thuỳ Trâm cũng nhắc đến một vài tên ngƣời cụ thể. Phần lớn trong số họ ít tuổi hơn chị nên chị thƣờng chỉ gọi trống tên. Và khi gọi tên họ chị luôn đặt tình cảm của mình bên họ. “Còn trăm nghìn vạn những ngƣời lớn lên chỉ biết có đau thƣơng

gian khổ nhƣ Khiêm, Hường, Lý, Tuấn, Hùng, Thọ,... và còn nhiều nữa ngã xuống chƣa hề đƣợc hƣởng một ngày hạnh phúc. Đau xót biết chừng nào” (10.10.68). Trong những ngƣời Thuỳ Trâm gọi tên đó, có một ngƣời “đặc biệt” với chị, đó là M. Chị gọi M. nhƣng vẫn xƣng em – và yêu ghét rõ ràng. “Thực ra mối tình với M. vẫn làm trái tim mình rớm máu. Muốn quên đi (...) M. ơi, nét chữ anh chƣa nhoà trên trang giấy mà sao hình ảnh

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 32 - 166)