Hội thoại trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.5.2. Hội thoại trong tác phẩm văn học

Hội thoại đƣợc xem nhƣ là một thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hội thoại văn học là sáng tạo của nhà văn dựa trên sự mô phỏng hội thoại đời sống. Hội thoại văn học càng gần với đời sống thì càng chân thực, sinh động. Tuy nhiên, hội thoại trong tác phẩm văn học không phải là sự sao chép nguyên xi hội thoại đời sống. Nhân vật nói nhƣ thế nào, ở đâu tuỳ thuộc vào chủ quan của nhà văn. Nghĩa là, hội thoại đời sống khi đi vào văn học đã đƣợc nhà văn tổ chức, sáng tạo lại sao cho nói lên đƣợc nhiều nhất, sâu sắc nhất ý đồ nghệ thuật của mình. Do bản chất tuyến tính của ngôn ngữ nên sự chồng chéo lƣợt lời của các nhân vật giao tiếp lên nhau trong một thời điểm nhất định không thể đƣợc tái hiện đầy đủ. Những yếu tố phi ngôn ngữ báo hiệu sự nhƣờng lời nhƣ cách ngắt nghỉ, lên xuống, giọng điệu, nhấn mạnh từ ngữ cũng bị hạn chế trong cách thể hiện. Tuy nhiên, về căn bản những lời thoại vẫn phải tuân theo những yêu cầu chung về sự phù hợp giữa việc sử dụng từ ngữ dƣới sự chê định của các nhân tố giao tiếp, phải tôn trọng những quy tắc hội thoại bất thành văn nhƣ ở hội thoại đời sống thƣờng ngày.

Hội thoại trong văn học có nhiều chức năng, trong đó có một số chức năng cơ bản nhƣ: chức năng khắc hoạ đặc điểm nhân vật, chức năng cá thê

hoá thể tình huống, chức năng đồng quy chiếu, chức năng liên cá nhân, chức năng thẩm mỹ,... Luận văn này quan tâm tới hội thoại trong chức năng khắc hoạ đặc điểm nhân vật. .

Trong hội thoại, nhân vật bị chi phối sâu sắc bởi các nhân tố giao tiếp. Chính cách nhân vật hành xử nói năng trực tiếp làm cho nhân vật hiện ra là chính mình với tất cả những đặc điểm tốt, xấu không thể che đậy về tính cách, cá tính, tâm lý, trình độ, lối sống,... Ngoài ra, lƣợng thông tin bổ sung trong hội thoại tham gia tích cực vào khắc hoạ đặc điểm nhân vật. Nhiều khi không cần phải miêu tả diện mạo, xuất thân, thành phần xã hội của nhân vật; chỉ cần thông qua hội thoại ta có thể nhận ra đâu là kẻ xảo quyệt, đâu là tên lƣu manh, đâu là ngƣời lƣơng thiện, đâu là kẻ thô lỗ ít học, đâu là ngƣời trí thức có văn hoá... Cũng qua hội thoại mà ngƣời đọc biết đƣợc thực trạng cuộc sống cũng nhƣ trạng thái tâm lý của nhân vật nhiều khi mâu thuẫn trái ngƣợc với chính bản chất, tính cách của nhân vật.

Tiểu thuyết, truyện ngắn là những thể loại có phần chú trọng tái hiện hội thoại giữa các nhân vật trong tính quy định của thời đại, môi trƣờng, tầng lớp xuất thân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi, cá tính, tâm trạng... sao cho sinh động tự nhiên nhƣ lời nói thực ngoài đời. Mỗi nhân vật đƣợc xây dựng với một lối nói, một kiểu phát ngôn đặc trƣng riêng, thể hiện qua trƣờng từ vựng, kiểu câu, ngữ điệu,... để lời trực tiếp của họ trở thành một hiện tƣợng ngôn ngữ độc đáo có tính chất cá thể hoá. Trong nhiều trƣờng hợp, lời thoại của nhân vật càng nhiều khẩu ngữ tự nhiên thì càng có giá trị tạo hình.

Một phần của tài liệu Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)