Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 37 - 42)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.1.3.Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng

Trong 3 năm trở lại đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng, quyết định sự thành công của Ngân hàng. Thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay”, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng đã quyết định tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về VNĐ và ngoại tệ, coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Bằng nhiều biện pháp tích cực, hình thức, kênh huy động vốn khác nhau, công tác huy động vốn đã đạt những kết quả như bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-2013

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn

vốn huy động 2.849.799 100 2.734.833 100 5.727.435 100 6.370.235 100 1.Phân theo cơ

cấu vốn huy động +HĐV KHCN 659.293 23,13 983.159 35,95 1.271.93 4 22.21 1.556.52 8 24,4 3 +HĐV KHDN & ĐCTC 2.190.468 76,86 1.750.661 64,01 4.418.933 77,15 4.696.112 73,72 + HĐV GTCG 38 0,01 1.013 0.04 36.568 0,64 117.595 1.85

2.Phân theo thời hạn +Tiền gửi không kì hạn 162.468 5,70 165.923 6,07 149.449 2,61 217.605 3,42 +Tiền gửi ngắn hạn 2.384.38 8 83,67 2.076.87 7 75,94 4.841.61 3 84,53 4.102.52 0 64,4 0 +Tiền gửi trung-dài hạn 302.943 10,62 492.033 17,99 736.373 12,86 2.050.110 32,18

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Được thành lập vào tháng 10 năm 2008, với nền vốn bàn giao ban đầu chỉ là 380 tỷ, chi nhánh đã xây dựng từng bước đi cụ thể trong chính sách huy động vốn và đã xây dựng được nền vốn với số dư đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh tương đối bất ổn định, cụ thể năm 2011 tăng -4,03% so với năm 2010; năm 2012 tăng 109,43 % so với năm 2011 và năm 2013 tăng 11,22%. Huy động vốn của ngân hàng BIDV nói chung cũng như chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng đều tăng đột biến qua sự kiện ngân hàng tiến hành IPO lần đầu tiên vào tháng 12/2011, chứng khoán mang mã BID được niêm yết trên sàn năm 2012, mức vốn điều lệ làm căn cứ xác định giá trị phát hành cổ phần lên tới 28.251.382 triệu đồng. Đây là lý do vì sao chi nhánh Hai Bà Trưng-một chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2012 có mức tăng trưởng huy động vốn lên tới 109,43% so với năm 2011.Sau khi thực hiện IPO 1 năm, năm 2013 tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh vẫn đạt mức khá là 11,22% so với năm 2012.

 Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính và các doanh nghiệp là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng vốn huy động. Qua các năm, nguồn vốn này tăng về mặt số lượng ( tăng từ 2.190.468 triệu đồng năm 2010 lên 4.418.933 triệu đồng năm 2012 và ở mức 4.696.112 triệu đồng năm 2013). Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, đây là những tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh, đồng thời khẳng định uy tín và sức thu hút của chi nhánh đã và đang lớn mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa có tính bền vững, biên độ dao động của tỷ trọng các nguồn cao đối với nguồn huy động từ KHCN; KHDN & ĐCTC. Năm 2011, tỷ trọng huy động của KHDN & ĐCTC giảm tới 12,85% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng lại tăng ngay 13,14% trong năm 2012, song tỷ trọng này vẫn ở mức cao, nếu có sự biến động từ phía khách hàng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ổn định nguồn vốn của chi nhánh. Ngược lại, tỷ trọng của nguồn KHCN năm 2011 tăng 12,82% so với năm 2010 nhưng lại giảm 13,74% trong năm 2012. Sự tăng giảm bất thường và khó của hai nguồn huy động vốn chính của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sử dụng vốn của chi nhánh, gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của các đối tượng có nhu cầu.

 Về kỳ hạn vốn huy động:

Nhìn chung, vốn huy động ngắn hạn (kỳ hạn dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn, tăng giảm không đều qua các năm (cụ thể, chiếm 83,67% năm 2010; giảm 7,73% còn 75,94% năm 2011; tăng 8,59% lên tới 84,53% năm 2012; tuy nhiên lại giảm mạnh xuống còn 64,40% năm 2013, biên độ giảm cao, ở mức 20,43%). Cơ cấu nguồn vốn huy động này khiến cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh dễ bị biến động trong trường hợp lãi suất biến động (khách hàng có thể rút trước hạn). 2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Do diễn biến thị trường có chiều hướng không thuận lợi, sự khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển các khách hàng có chất lượng tốt, ảnh hưởng đến tăng trưởng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian gần đây. Nhìn chung quy mô tín dụng của chi nhánh ở mức khá so với các chi nhánh thành lập cùng thời điểm và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng năm 2010-2013 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Dư nợ 2010 2011 2012 2013 Tổng 1.215.031 1.632.736 1.928.699 2.093.148 + Ngắn hạn 486.758 785.876 1.018.677 911.283

Tỷ trọng 40,1% 48,1% 52,8% 43,5%

+ Trung-Dài hạn 346.772 296.130 284.341 928.366

Tỷ trọng 28,5% 18,2% 14,7% 44,4%

+ Hợp vốn 381.501 550.730 625.681 253.499

Tỷ trọng 31,4% 33,7% 32,5% 12,1%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)

• Về quy mô hoạt động cho vay:

Tổng dư nợ 4 năm trở lại đây của ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng liên tục tăng (cụ thể tăng từ 1.215.031 triệu đồng năm 2010 lên đến 2.093.148 triệu đồng năm 2013). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dùng giảm rõ rệt, năm 2011 mức tăng trưởng tín dụng là 34,38% nhưng đến năm 2012 giảm còn 18,13% và thấp nhất là năm 2013 với mức tăng trưởng chỉ còn 1 con số 7,86%. Nguyên nhân có thể kể tới do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp quan ngại về tình hình suy thoái kinh tế do đó hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh , hạn chế vay vốn ngân hàng, đồng thời chi nhánh cũng khá thận trọng trong việc tiếp cận khách hàng mới, thu hồi nợ của khách hàng không đủ điều kiện để cho vay lại, dư nợ thấu chi có tính thời điểm…. Điểm đáng chú ý là năm 2012, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống BIDV là 16,5% và mức tăng trưởng toàn ngành chỉ là 7% thì tăng trưởng dư nợ chi nhánh Hai Bà trưng vẫn cao hơn nhiều (18,13%). Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh là tương đối hiệu quả.

• Về cơ cấu cho vay:

Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, tỷ lệ cho vay ngắn hạn dao động trong khoảng 40-53%, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ trọng vay trung-dài hạn năm 2010 chiếm 28,5%, đến năm 2011 giảm chỉ còn 18,2% tức giảm đi 10,3%, và tỷ trọng này tiếp tục giảm ở năm 2012 chỉ còn 14,7% tức là giảm đi 3,5% nữa. Sự giảm sút này diễn ra trong tình hình vốn huy động có xu hướng ổn định hơn tức là huy động vốn trung, dài hạn đang tăng lên, đây có phải là một sự mâu thuẫn? Giải thích cho điều này, có thể nhìn vào định hướng của chi nhánh nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng: hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn và chi vay bán lẻ. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tăng đột ngột lên mức 44,4% (tăng tới 27,7% so với năm 2012), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng thời cho vay ngắn hạn lại giảm 9,3% xuống còn 43,5% năm 2013 (do sự sụt giảm của con số tuyệt đối cho vay ngắn hạn). Đến thời điểm này, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn xấp xỉ bằng nhau, có thể thấy được rằng định hướng vượt qua khủng hoảng tài chính của chi nhánh cũng thay đổi; con số cho vay trung- dài hạn tăng đáng kể là do nguồn huy động trung-dài hạn có bước tăng đột phá chiếm tới 32,18% tổng nguồn vốn huy động năm 2013. Bên cạnh đó, cho vay hợp vốn cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu cho vay của chi nhánh (năm 2010 chiếm 31,4%; năm 2011 là 33,7% và năm 2012 là 32,5%); tuy nhiên năm 2013, tỷ trọng cho vay hợp vốn giảm mạnh xuống còn 12,1% (tức là giảm tới 20,4% chỉ trong 1 năm). Do trong quá trình hợp vốn gặp những khó khăn nhất định nên chi nhánh hướng chuyển dịch cơ cấu cho vay sang cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư, khiến tỷ trọng cho vay hợp vốn giảm đáng kể như vậy.

• Về chất lượng tín dụng:

BIDV là một trong số ít ngân hàng được đánh giá cao về tính minh bạch và chất lượng quản trị, thể hiện qua việc áp dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và quốc tế, đồng thời phân loại nợ theo điều 7- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (đa số ngân hàng ở Việt Nam phân loại nợ theo điều 6- QĐ 493).

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ:

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số dư Số dư % so với năm trước Số dư % so với năm trước Số dư % so với năm trước Tổng dư nợ 1.215.031 1.632.736 134 1.928.699 118 2.093.148 109 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 9.280 14.400 155 19.296 134 30.102 156 Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,76% 0,88% 1,00% 1,44%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Trong cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ, nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm chủ yếu với tỷ trọng khá ấn tượng, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh từ 9.280 triệu đồng năm 2010 lên 30.102 triệu đồng năm 2013.

Nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu nằm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp ( năm 2013 là 16.093 triệu đồng, chiếm 87,6%), nợ xấu của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ (2,4%) so với toàn bộ nợ xấu.

Theo tình hình chung của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng nói riêng thì giai đoạn 2011-2013 nợ xấu trên toàn ngành đều có xu hướng gia tăng; ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hai Bà Trưng cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn thấp hơn so với các Chi nhánh thành lập cùng thời điểm (năm 2013 chiếm 1,44%). Mặc dù vẫn nỗ lực duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp song Chi nhánh cũng cần chú ý vấn đề này để có thể đạt số dư nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 37 - 42)