100% Tổng số dư bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 26 - 31)

Tổng số dư bảo lãnh

Một ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh phải trả thay càng cao thì chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đó càng thấp và ngược lại, tỷ lệ này thấp hoặc gần như bằng không thì nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đó có chất lượng càng cao.

1.3. Nhân tố tác động đến sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường kinh tế

Nếu môi trường kinh tế có lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển. Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng.

Ngược lại, nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ như: sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất, lạm phát….) làm ảnh

hưởng tới yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh, chất lượng bảo lãnh của ngân hàng giảm sút.

1.3.1.2. Môi trường pháp lý

Nhân tố pháp luật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho mọi giao dịch kinh tế và là căn cứ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại xảy ra.

Một môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp. Và ngược lại, môi trường pháp lý còn có nhiều kẽ hở, không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh. Vì vậy, điều cần thiết với nghiệp vụ bảo lãnh cũng như nghiệp vụ tín dụng là phải bắt buộc có một hệ thống khung pháp lý hoàn thiện, chính xác nhằm thúc đẩy hoạt động bảo lãnh diễn ra một cachs thuận lợi, an toàn và có chất lượng cao.

1.3.1.3. Môi trường chính trị-xã hội

Đó là các yếu tố không thể đo lường được như khủng hoảng chính trị, chiến tranh, các yếu tố này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của hệ thống NHTM nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Một đất nước mà có môi trường chính trị-xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển. trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng có liên quan đế yếu tố nước ngoài thì sự ổn định chính trị-xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

1.3.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Đây là một nhân tố không thể không kể đến trong sự phát triển của nền kinh tế cũng như quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng. Trong khi bảo lãnh là một trong những mảng nghiệp vụ quan trọng đối với chiến lược phát triển của bản thân mỗi ngân hàng thì sự cạnh tranh càng thêm gay gắt. Các NHTM cạnh tranh với nhau, cạnh tranh với các công ty tài chính thông qua việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm bảo lãnh, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng điều kiện và đối tượng cấp

bảo lãnh, giảm phí bảo lãnh cho khách hàng ... Đối thủ cạnh tranh, một mặt làm cho thị trường bảo lãnh bị chia sẻ bởi nhiều ngân hàng dẫn đến phát triển nghiệp vụ bảo lãnh khó khăn hơn, nhưng một mặt cũng thúc đẩy các ngân hàng và TCTD đầu tư tìm kiếm, thiết kế và tạo ra sự khác biệt hóa trong sản phẩm bảo lãnh để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng được nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng.

1.3.1.5. Các nhân tố khác

 Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh) là nhân tố tác động tương đối nhiều tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bởi chính ngân hàng thực hiện hoạt động bảo lãnh này là để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

 Bên hưởng bảo lãnh: sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh. Như việc bên thụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho ngân hàng để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này thì ngân hàng có khả năng gặp rủi ro do thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía bên yêu cầu bảo lãnh.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố khách quan phải kể đến những nhân tố chủ quan xuất phát từ nội tại ngân hàng, do ngân hàng quản lý và có khả năng thay đổi cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của bản thân ngân hàng trong tương lai. Hoạt động bảo lãnh là một trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tố chủ quan trong nội bộ ngân hàng. Cụ thể:

1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh, quy trình cấp bảo lãnh của ngân hàng

Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, đây là yếu tố đầu tiên tác động đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Chính sách cấp bảo lãnh của Ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạt động bảo lãnh ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố:

Giá phí cạnh tranh, thủ tục và thời gian phê duyệt bảo lãnh, tài sản đảm bảo. Chính các yếu tố này sẽ tạo lên các sản phẩm linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Khi một Ngân hàng áp dụng quy trình, thủ tục cấp bảo lãnh nhanh, gọn, hợp lý thì hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đó có điều kiện mở rộng. Tuy nhiên, quy trình cấp bảo lãnh vẫn phải đảm bảo chặt chẽ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Nếu NHTM có chính sách cấp bảo lãnh cân bằng được giữa thời gian phát hành mà vẫn đảm bảo an toàn thì sẽ mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh một cách hiệu quả.

1.3.1.2. Nền tảng khách hàng của ngân hàng

Nghiệp vụ bảo lãnh thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào lòng tin, sự vững mạnh và sự trung thực của khách hàng. Nếu khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh có tình hình tài chính tốt, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, năng lực quản lý đảm bảo, đồng thời thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng, cũng như cung cấp thông tin chính xác và có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thỏa thuận với bên thụ hưởng thì sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng người trung gian của mình. Tuy nhiên, có một thực tế là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thường bị điều chỉnh, không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, làm cho ngân hàng không thể thẩm định đúng bản chất hoạt động của doanh nghiệp khi thiết lập quan hệ bảo lãnh với doanh nghiệp đó. Tất cả những yếu tố trên đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bảo lãnh.

1.3.1.3. Năng lực quản trị điều hành của ngân hàng

Trình độ quản lý và phân cấp thẩm quyền trong ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới các rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Năng lực quản trị tốt sẽ giúp lãnh đạo ngân hàng xây dựng được chính sách phù hợp, thích ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh và nắm bắt được thời cơ kinh doanh.

Ngoài ra, nếu năng lực quản trị điều hành của ngân hàng tốt sẽ thiết lập được một quy trình cấp bảo lãnh chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu đề ra. Đồng thời tạo động lực, khuyến khích các cán bộ nhân viên ngân hàng cùng đóng góp để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và các mặt hoạt động kinh doanh khác của NHTM. 1.3.1.4. Trình độ của cán bộ ngân hàng

Cán bộ ngân hàng là những người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, là những người đi sâu, đi sát tìm hiểu tình hình của khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Do vậy, nếu cán bộ ngân hàng có được sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ và dày dặn kinh nghiệm thì sẽ đánh giá đúng về khách hàng của mình, hoạt động bảo lãnh diễn ra an toàn giúp ngân hàng tránh rủi ro, thu được lợi nhuận và ngược lại. 1.3.1.5. Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ

Cơ sở vật chất: Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho Ngân hàng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ cũng như các dịch vụ bổ trợ tạo ra sự tín nhiệm với khách hàng, thu hút khách hàng đến giao dịch.

Công nghệ: Trong hoạt động Ngân hàng, công nghệ và trình độ quản lý đóng một vai trò quan trọng. Công nghệ của Ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong Ngân hàng. Với công nghệ hiện đại giúp cho các Ngân hàng đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian tác nghiệp, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn. Trình độ công nghệ thể hiện trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, tốc độ xử lý thông tin và đưa ra các quyết định phù hợp với từng khách hàng, luôn đảm bảo đúng đắn trong quá trình cấp bảo lãnh, đạt các mục tiêu về lợi nhuận. 1.3.1.6. Hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng

Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng trong hoạt động cấp bảo lãnh nói riêng, cũng như các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng. Với một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động hiệu quả thì sẽ phát hiện được những điểm bất cập và tư vấn cho lãnh đạo để ra quyết định kịp thời.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên của các ngân hàng giúp phát hiện rủi ro, các hạn chế trong quá trình cấp bảo lãnh cho khách hàng, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w