Đĩa quang

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 143 - 145)

c, Liên kết thông qua stack

8.1.3. đĩa quang

Các ổ đĩa quang áp dụng một số công nghệ mới trong quang học để lưu trữ và khôi phục dữ liệu. Đĩa CD (Compact Disc) và DVD (Digital Versatile Disc) sử

dụng ánh sáng phản xạ đểđọc dữ liệu mã hóa

Compact Disc – CD

Đĩa CD được giới thiệu vào năm 1983 được sử dụng để lưu dữ liệu âm thanh.

Đĩa CD có dung lượng lưu trữ khoảng 74 phút âm thanh ở chế độ digital steoreo 2 kênh. Tín hiệu âm thanh được trích mẫu ở 2 × 44,000 16-bit, hay là gần 700MB dung lượng. Từ khi được giới thiệu vào năm 1983, công nghệ CD đã phát triển để tăng mật độ lưu trữ, giảm giá thành để phát triển thành đĩa lưu trữ

dữ liệu CD ROM (CD read only memories). Với giá thành rất rẻ, chỉ vài cent cho một đơn vị MB, CD ROM nhanh chóng phát triển và thay thếđĩa mềm. CD ROM là đĩa chỉ đọc bởi vì nó được nhân bản từ 1 đĩa gốc master giống như

là đối với đĩa nhạc CD. Một đĩa CD ROM được cấu tạo từ nhựa plastic được phủ bên ngoài lớp nhôm mỏng, có khả năng phản xạ ánh sáng theo cách hướng khác nhau để tạo thành các bề mặt Land hoặc các lỗ trống Pit. Đĩa master được chế tạo với độ chính xác cao dựa vào ánh sáng laser công suất cao. Các đĩa nhân bản có độ chính xác thấp hơn, do đó một bộ sửa lỗi đã được sử dụng để phát hiện và khôi phục dữ liệu. Dữ liệu trên CD ROM cũng được sử dụng mã Manchester.

Không giống như đĩa từ sử dụng lưu trữ thông tin trên các sector trên các track là các đường tròn đồng tâm, đĩa CD sử dụng các rãnh xoắn trôn ốc như hình 8.7

Hình 8.7. Bề mặt đĩa CD ROM

Các pit dữ liệu được đặt với khoảng cách bằng nhau từ đầu cho đến cuối đĩa. Tốc độ quay của đĩa khoảng 30 RPM giống như đối với đĩa mềm, nhưng tốc độ

sẽ được điều chỉnh. Tốc độ sẽ chậm hơn khi đầu đọc ở rìa đĩa và nhanh hơn khi

đầu đọc ở trung tâm đĩa. Với các đặc tính đó, tốc độ truy xuất trên CD ROM tương đương với trên đĩa mềm vì nó có độ trễ cao. Ổ CD ROM đọc dữ liệu với tốc độ 24× tức là gấp 24 lần tốc độ của một đĩa âm thanh audio CD. Tốc độ đọc này càng ngày càng được cải thiện.

Công nghệ CD ROM thích hợp với việc phân phối một lượng lớn đĩa dữ liệu, không tốn kém khi có càng nhiều bản sao. Tuy nhiên nếu chỉ một số lượng nhỏ đĩa được sao chép, giá thành cho từng đĩa sẽ tăng cao bởi vì các đĩa CD không thểđược in với giá thành rẻ mà số lượng ít.

Một công nghệ mới được phát triên trên nền công nghệ CD ROM là các đĩa cho phép ghi 1 lần, đọc dữ liệu nhiều lần WORM (writen once read many). Với đĩa WORM, tốc độ ghi dữ liệu thấp hơn nhiều so với tốc độ đọc dữ liệu, đồng thời các ổđĩa cũng đắt hơn so với ổ CD ROM thông thường.

Một phiên bản mới của ổ đĩa quang là DVD. Với công nghệ này, có một số

chuẩn công nghiệp dành cho các mục đích khác nhau như DVD-audio, DVD- Video, và DVD ROM, DVD RAM. Với một mặt đĩa được sử dụng, dung lượng lưu trữ sẽ có thể lên tới 4.7GB. Chuẩn DVD thông thường cũng có thể lưu trữ

dữ liệu vào cả 2 mặt đĩa với tổng dung lượng lên tới 17GB. Công nghệ DVD là kế thừa từ CD nên trong thực tế, đầu đọc DVD có thể tương thích ngược với các

đầu CD, và CD ROM thông thường.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 143 - 145)