CHƯƠNG 6: ĐIỀU KHIỂN LUỒNG DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 87)

c, Liên kết thông qua stack

CHƯƠNG 6: ĐIỀU KHIỂN LUỒNG DỮ LIỆU

Trong những chương trước, chúng ta đã tìm hiểu về máy tính ở các mức ứng dụng, mức ngôn ngữ lập trình bậc cao, mức hợp ngữ. Trong chương 4, chúng ta

đã giới thiệu nội dung của kiến trúc tập lệnh ISA, tác động của tập lệnh lên các thanh ghi và bộ nhớ. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một bộ phận của máy tính chịu trách nhiệm thực thi các lệnh, đó là bộ điều khiển của CPU. Với nội dung đó, chúng ta sẽ tìm hiểu máy tính ở mức vi chương trình. Cấu trúc vi chương trình bao gồm các bộ điều khiển và các thanh ghi lập trình mà người sử

dụng không được phép tương tác, các khối chức năng như ALU, các thanh ghi có chức năng bổ xung mà các bộđiều khiển yêu cầu

Mỗi một kiến trúc tập lệnh khác nhau có thể có cấu trúc vi chương trình khác nhau. Ví dụ, cùng một kiến trúc ISA của máy tính Intel Pentium nhưng sẽ có nhiều phương thức điều khiển khác nhau. Không chỉ với Intel, một số đối thủ

cạnh tranh khác như AMD hay Cyrix cũng thực hiện dựa trên kiến trúc tập lệnh ISA nhưng phương pháp thực hiện hoàn toàn khác so với Intel. Một kiến trúc vi chương trình có thể tối ưu tốc độ hoạt động, có thể tối ưu tiết kiệm năng lượng hoặc cũng có thể là tiết kiệm giá thành sản xuất. Việc kiến trúc vi chương trình thay đổi trong khi vẫn giữ nguyên kiến trúc tập lệnh ISA sẽ làm các nhà sản xuất IC có thể tận dụng được công nghệ IC và công nghệ bộ nhớ và chỉ cần người sử dụng thay đổi phần mềm

Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu 2 thái cực của kiến trúc vi chương trình là điều khiển vi chương trình bằng phần mềm và điều khiển vi chương trình bằng phần cứng và xem xét hoạt động của vi xử lý trên nền tảng của 2 kiến trúc đó

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 87)