Nhập và xuất dữ liệu trong hợp ngữ

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 64 - 67)

c, Liên kết thông qua stack

4.7. Nhập và xuất dữ liệu trong hợp ngữ

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức một chương trình hợp ngữ

liên kết với bên ngoài thông qua các cổng ngoại vi. Một cách để thiết bị ngoại vi liên kết với máy tính là sử dụng những lệnh giao tiếp đặc biệt và với hệ thống bus vào/ra được thiết kế riêng cho mục đích này. Một phương pháp khác được sử dụng là tương tác thông qua việc ánh xạ không gian bộ nhớ vào /ra. Cụ thể, mỗi một thiết bị vào /ra sẽ chiếm một địa chỉ nhất định trong không gian nhớ. Khi đó, máy tính tương tác với thế giới bên ngoài được thực hiện không khác gì việc tương tác với bộ nhớ máy tính

Một ví dụ về ánh xạ vào/ra được sử dụng trong máy tính ARC được trình bày trong hình 4.20. Trên hình, ta có thể nhìn thấy trong máy tính có một vài vùng nhớ, trong đó, hệ thống đã giành ra 2 vùng add-in video memory và cho vùng

Hình 4.20. Ánh xạ bộ nhớ máy tính ARC

touchscreen. Màn hình cảm ứng có 2 dạng lượng tử và điện. Một minh họa về

màn hình cảm ứng dạng lượng tử được mô tả trên hình 4.21. Một ma trận các chùm tia bao phủ các chiều ngang và dọc màn hình. Nếu chùm tia bị ngắt quãng bởi ngón tay chạm vào màn hình thì vị trí đó sẽ được tính toán bởi vị trí bị ngắt quãng

Bộ nhớ chỉ thực sự bị chiếm dụng trong khoảng địa chỉ từ 222 đến 223-1 (lưu ý rằng 223-4 là địa chỉ ở tận cùng bên trái trong định dạng big-endian). Phần còn lại của không gian địa chỉ được sử dụng cho các mục đích khác. Phần không gian địa chỉ từ 0 đến 216-1 được sử dụng để chứa các chương trình được xây dựng sẵn cho việc quản lý hệ điều hành và các chương trình con, chương trình ngắt. Địa chỉ từ 216 đến 219-1 được dành riêng cho 2 vùng nhớ add-in video memory với mục đích là lưu các dữ liệu xử lý video. Lưu ý rằng các dữ liệu video sẽ chỉ được xử lý khi các module video được chèn vào tương ứng. Cuối cùng khoảng địa chỉ 223đến 224-1 được sử dụng cho các thiết bị ngoại vi

Trở lại bài toán màn hình touchscreen, tọa độ x và y sẽ được tự động cập nhật vào các thanh ghi tương ứng trong khoảng không gian bộ nhớ. Các thanh ghi này được truy cập một cách đơn giản thông qua việc đọc ô nhớ ánh xạ đến nó. Vùng nhớ “Screen Flash” là nơi chứa chương trình để đọc các giá trị x và y bất cứ khi nào màn hình được chạm vào

TỔNG KẾT CHƯƠNG

Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu máy tính ARC và một số thành phần cơ bản của ARC. Thông qua đó, ta đã giải quyết các nội dung cơ bản sau

• Nghiên cứu về thành phần cơ bản của máy tính như CPU, cấu trúc bộ

nhớ, phương pháp truy cập bộ nhớ.

• Nghiên cứu về phương pháp truy cập bộ nhớ, phân tích các chế độđịa chỉ

bộ nhớ

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)