c, Liên kết thông qua stack
8.3. Thiết bị hiển thị dữ liệu
Màn hình máy tính là thiết bị hiển thị dữ liệu thông dụng trong máy tính. Thông tin hiển thị có thể là chữ, số hoặc là đồ họa. Hiện nay có một số loại màn hình thông dụng là màn hình tia âm cực CRT (Cathode Ray Tube), màn hình tinh thể
lỏng LCD (Liquid Crystal Display) và màn hình Plasma PD (Plasma Display).
Hình 8.12. Màn hình CRT
Cấu hình của màn hình CRT được thể hiện trên hình 8.12. Một súng tạo electron có chức năng tạo chùm electron bắn vào màn hình phủ chất phát quang phosphor. Vị trí phát sáng là vị trí chùm tia đập vào màn hình. Vị trí này được
điện tích âm, một lưới mang điện tích dương được tạo ra để ngăn cản các electron đến được màn hình, làm cho độ sáng màn hình có thể thay đổi. Màu sắc trên màn hình được xác định bởi các đặc tính của phosphor. Đối với màn hình CRT mầu, thông thường sẽ có 3 loại phosphor (đỏ, lục, lam) được xen kẽ tại một khoảng vị trí trên bàn hình và sẽ tạo ra 3 mầu bởi 3 súng phóng tia electron khác nhau.
Để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn trên màn hình, tín hiệu hình ảnh được phân tích và chuyển thành tín hiệu đưa vào súng phóng electron. Chùm tia này sẽ được quét theo chiều ngang từ trái qua phải tạo thành một vệt sáng ngang. Đến cuối dòng, nó được quét ngược trở lại bên trái để tiếp tục quét tiếp dòng thứ 2. Quá trình quét được thực hiện dịch chuyển dần từ trên xuống dưới cho đến cận dưới của màn hình tạo thành một hình ảnh, được gọi là một mành. Các mành được tạo ra nhiều lần trong 1 giây. Tốc độ lặp lại được gọi là tốc độ khung, hay tốc độ
làm tươi. Tốc độ làm tươi thông thường khoảng 50-60Hz. Một số loại màn hình cao cấp còn có tốc độ quét lên tới 100Hz