Thiết bị nhập dữ liệu

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 145 - 148)

CHƯƠNG 8: THIẾT BỊ NGOẠI VI VÀ GHÉP NỐI

8.2. Thiết bị nhập dữ liệu

Ổ đĩa lưu dữ liệu như trình bày trong mục 8.1 đều là các thiết bị vừa input vừa output và ứng dụng chủ yếu là để lưu trữ dữ liệu. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một số thiết bị được sử dụng để chuyên nhập dữ liệu input. Ta sẽ bắt đầu với bàn phím – keyboard.

8.2.1. Bàn phím

Bàn phím thường được sử dụng để nhập liệu bằng tay cho máy tính. Sơ đồ bàn phím theo chuẩn ECMA-23 được thể hiện trên hình 8.8. Sơ đồ “QWERTY” phù hợp với bàn phím nhập liệu chuẩn của máy đánh chữ. Các ký tự hay được sử

Hình 8.8. Sơ đồ bàn phím theo chuẩn ECMA-23

dụng được đặt ở xa để người đỏnh mỏy gừ với tốc độ chậm hơn, trỏnh gõy nghẽn tín hiệu cơ khí. Mặc dù hiện tượng nghẽn cơ khí không xảy ra với các bàn phím điện tử nhưng sơ đồ bố trí bàn phím như trên mang tính chất lịch sử.

Khi một ký tự trên bàn phím được tác động, tín hiệu mẫu sẽ được tạo ra và chuyển về các cổng máy tính. Với các ký tự ASCII 7 bit, sẽ có 128 mẫu ký tự được sử dụng. Một số bàn phím khác được mở rộng từ chuẩn ECMA-23 có thêm các phím như shift, escape và control để mở rộng, do đó thường mã hóa 7 bit thường không đủ

Có một số biến thể khác của bàn phím ECMA-23 là thêm các phím chức năng (ví dụ như các phím chức năng F), các phím đặc biệt như tab, delete,...Một trong số chúng là bàn phím Dvorak được mô tả ở hình 8.9. Mặc dù bàn phím Dvorak có nhiều ưu điểm nhưng thực tế nó lại không được chấp nhận

Hình 8.9. Sơ đồ bàn phím Dvorak

8.2.2. Bảng nhập liệu Bit pad

Bảng nhập liệu bit pad là một bảng kỹ thuật số có chức năng chuyên dụng là để nhập liệu. Bảng bit pad bao gồm một bút và một bảng phẳng như trên hình 8.10.

Hình 8.10. Bit pad

Bảng phẳng cảm ứng được cấu tạo từ một hệ thống ma trận 2 chiều các cuộn dây cảm ứng. Các cuộn dây này sẽ cảm ứng một dòng điện khi con trỏ bút di chuyển trên bảng. Các tín hiệu tọa độ X-Y của con trỏ cũng như trạng thái của các phím bấm đều là các tín hiệu tương tự liên tục sẽ được truyền về phần điều khiển, sau đó sẽ được truyền về máy tính. Ứng dụng chủ yếu của bit pad là trong trường hợp nhập các dữ liệu dạng đồ họa như bản đồ, ảnh, các biểu đồ cột hay biểu đồ graph.

8.2.3. Chuột và trackball

Hình 8.11. Chuột và trackball

Chuột là một thiết bị nhập liệu cầm tay bao gồm một hay vài phím bấm ở mặt trên và có một quả bóng nhỏ bằng cao su ở mặt dưới. Hình 8.11 bên trái chỉ ra một dạng chuột cơ bản. Khi chuột di chuyển, quả bóng ở mặt dưới quay tương ứng với quãng đường dịch chuyển. Các chiết áp ở bên trong chuột sẽ cảm ứng chiều dịch chuyển và khoảng cách dịch chuyển, và sự dịch chuyển đó sẽ được ghi lại và chuyển về máy tính cùng với trạng thái của các phím bấm. Thông thường chuột có 2 phím trái và phải tương tác với máy tính với các chức năng khác nhau.

Trackball cũng có thể được coi là một dạng chuột bị quay ngược lên. Cấu trúc của trackball là cố định, còn quả bóng cao su sẽ được lăn bởi tay người sử dụng.

Hình 8.11. bên phải nêu lên hình dạng cơ bản của một trackball. Nguyên lý hoạt động của nó giống hệt so với chuột.

Với sự phát triển của công nghệ, chuột quang dần thay thế chuột truyền thống.

Chuột quang thay quả bóng cao su bởi các diode phát quang LED và sử dụng mousepad đặc biệt bao gồm các sọc có thể hấp thụ và phản xạ theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Sự di chuyển sẽ được cảm nhận thông qua sự chuyển đổi giữa vùng hấp thụ và phản xạ. Chuột quang không bám bẩn như chuột truyền thống và có thể được sử dụng trong cả môi trường thẳng đứng hoặc trong môi trường không trọng lượng

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)