Kết nối máy tính với các thiết bị bên ngoà

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 168 - 171)

c, Liên kết thông qua stack

8.4.4. Kết nối máy tính với các thiết bị bên ngoà

Trong quá trình hoạt động, máy tính còn có nhu cầu tương tác với các thiết bị

khác. Máy tính và các thiết bị đó sẽ được kết nối với nhau thông qua các cổng kết nối, thông thường là các cổng kết nối serial, nhưng đôi khi cũng là cổng kết nối song song (như kết nối máy in qua cổng LPT). Trong mục này, ta sẽ điểm qua một số cổng kết nối thông dụng

RS-232

Kết nối theo chuẩn RS-232 là kết nối không đồng bộ nối tiếp. Ý nghĩa của nối tiếp là các bit sẽđược truyền đi lần lượt trên một đường truyền vật lý. Một byte dữ liệu được truyền đi trên một khung như sau

Một khung truyền có 1 start bit và một stop bit để đánh dấu khung truyền. Dữ

liệu truyền có thể có độ dài là 7 bit hoặc 8 bit. 1 bit kiểm tra chẵn lẻ được sử

dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu để phát hiện lỗi. Trên đường truyền, mức điện áp mang mức logic 1 nằm trong khoảng -3V đến -15V nhưng cũng có thể lên tới -25V. Ngược lại, mức điện áp mang mức logic 0 nằm trong khoảng 3V đến 15V nhưng cũng có thể lên tới 25V. Dải điện áp nằm trong khoảng -3V

đến 3V là dải cấm.

Tốc độ truyền phụ thuộc khoảng cách 19.2kBd với khoảng cách 30 đến 50m. Hiện nay có thể có những hệ thống truyền với tốc độ lên tới 460kBd và hơn nữa nhưng trong thực tế sử dụng thì những hệ thống như vậy rất ít và khó thực hiện. Sơ đồ chân của cổng cắm RS-232 được thể hiện trên hình 8.26. RS-232 có 2 loại cổng 9 chân hoặc 25 chân. Hiện nay, cổng 25 chân gần như không còn

Hình 8.26. Sơđồ chân của RS-232

Phương pháp ghép nối chuyển đổi giữa 2 loại cổng 9 chân và 25 chân

Phương pháp ghép nối 2 máy tính qua cổng 9 chân trong chế độ full handshaking

Cổng LPT

Cổng LPT là cổng truyền dữ liệu song song được thiết kế riêng cho truyền dữ

liệu giữa máy tính và máy in. Cổng này có 25 chân được thể hiện trong hình 8.27

USB (Univeral Serial Bus)

USB là chuẩn kết nối máy tính phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm quan trọng nhất của chuẩn này là nó có thể kết nối một số lượng lớn các thiết bị khác nhau như bàn phím, chuột, ổ đĩa, camera, máy in,... USB kết thúc tình trạng chắp vá, không đồng nhất của các giao diện ngoại vi trong máy tính cá nhân. Ngoài ra, bản thân tín hiệu trên cổng USB còn có khả năng cung cấp nguồn +5V cho các thiết bị bên ngoài. Đây là một đặc điểm mà không một chuẩn nào khác hỗ trợ. Khi thực hiện truyền dữ liệu theo chuẩn USB, máy tính được coi là master và nó sẽ quản lý tất cả các thiết bị khác gắn vào nó. Thiết bị được gắn vào máy tính theo chuẩn USB đều có khả năng hoạt động ngay lập tức mà không cần khởi

động lại hệ thống

Hình 8.28. mô tả một số phiên bản của chuẩn USB.

Hình 8.28. Các phiên bản USB thông dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng: Cấu trúc máy tính và ghép nối pot (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)