c, Liên kết thông qua stack
CHƯƠNG 8: THIẾT BỊ NGOẠI VI VÀ GHÉP NỐ
Trong những chương trước, chúng ta đã tìm hiểu phương thức mà CPU tác động vào dữ liệu, hoặc phương thức để truy cập bộ nhớ chính, hoặc vùng nhớ trên ổ đĩa gắn ngoài thông qua bộ nhớ ảo. Tốc độ truy xuất bộ nhớ phụ thuộc rất nhiều vào từng loại bộ nhớ khác nhau. Tuy nhiên, việc CPU truy xuất vào các thiết bị
vào ra lại khác rất nhiều so với truy xuất bộ nhớ.
• Tốc độ truyền dữ liệu của các cổng I/O rất khác nhau, có thể là tốc độ rất chậm như đọc dữ liệu từ bàn phím, nhưng cũng có thể có tốc độ rất lớn như đọc dữ liệu từ ổđĩa, hoặc tương tác dữ liệu thời gian thực với card đồ
họa.
• Hoạt động của các I/O là không đồng bộ, tức là nó không có cùng tốc độ
xung nhịp với xung nhịp CPU (việc truyền dữ liệu trên bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp với CPU). Các tín hiệu bắt tay handshaking được bổ
xung vào hoạt động của các I/O để phối hợp hoạt động của I/O trong quá trình các thiết bịđọc hoặc ghi dữ liệu.
• Chất lượng của dữ liệu truyền trên các cổng I/O không được bảo đảm tính toàn vẹn. Các tín hiệu nhiễu tác động vào đường truyền như tín hiệu điện thoại, hay các tín hiệu từ trường tác động vào các thiết bị ngoại vi có thể
làm phát sinh lỗi dữ liệu. Do đó cần có những phương thức đặc biệt để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
• Một số các thiết bị ngoại vi có các thành phần cơ khí, nói chung là dễ
hỏng so với CPU. Dữ liệu truyền trên hệ thống bus có thể bị gián đoạn do các thành phần cơ khí này bị hỏng, hoặc không hoạt động theo đúng chức năng của nó.
• Các modul phần mềm I/O được gọi là các driver phải được bổ xung để
khắc phục các thiếu sót trên
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thiết bị ngoại vi cơ bản, bắt đầu là các ổ đĩa lưu trữ, tiếp đó là các thiết bị nhập liệu input, thiết bị xuất dữ liệu output. Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu một số kết nối giữa các thiết bị và một số