II. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của bảo hiểm trách
3. Biện pháp của ngời giao nhận vận tải
3.1. Biện pháp xúc tiến mua bảo hiểm
a/ Mua bảo hiểm theo vận đơn FBL:
Với mục đích là để chống lại các rủi ro có thể xảy ra mà họ phải gánh chịu trong việc cung cấp trực tiếp hoặc qua những ngời ký hợp đồng phụ các dịch vụ mà họ phải đảm đơng và chịu trách nhiệm thì ngời giao nhận không còn biện pháp nào hữu hiệu hơn là mua bảo hiểm trách nhiệm cho mình.
Hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) sau khi đợc Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội và là tổ chức giao nhận duy nhất (thay cho VIETRANS trớc đây) đợc quyền phát hành vận đơn vận tải đa phơng thức thì vấn đề đặt ra cho Hiệp hội VIFFAS là cần phải nghiên cứu để mua bảo hiểm cho vận đơn phát hành của mình. Bớc đầu do BAOVIET mới chỉ triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho ngời giao nhận khi vận tải container trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nên còn nhiều hạn chế trong việc triển khai rộng. Vậy cần phải khuyến khích các công ty giao nhận mua bảo hiểm bằng cách thông qua Hiệp hội VIFFAS để mua bảo hiểm chung cho các công ty giao nhận là thành viên của Hiệp hội khi phát hành vận đơn của Hiệp hội. Đồng thời về phía VIFFAS để bảo vệ quyền lợi của các thành viên của mình khi phát hành vận đơn cũng nên thoả thuận với công ty bảo hiểm để ký hợp đồng bảo hiểm bao trong đó giới hạn số lợng vận đơn phát hành ở một mức nào đó, trị giá hàng hóa hay ấn định mức phí bảo hiểm cụ thể cho từng hợp đồng bảo hiểm.
b/ Mua bảo hiểm cho tất cả các dịch vụ giao nhận:
Đối với ngời giao nhận vận tải, kể từ khi nhận trách nhiệm và nhận hàng từ ngời bán hàng cho tới khi giao hàng cho ngời mua hàng, ngời giao nhận luôn phải đối phó với những rủi ro gây tổn thất cho hàng hoá, thiết bị, phơng tiện cũng nh các thiệt hại về tài chính khác. Thực tế cho thấy những thiệt hại này là rất lớn, đôi khi trị giá thiệt hại vợt quá cả khả năng tài chính của ngời giao nhận tới mức ngời giao nhận phải trông chờ vào hình thức bảo hiểm trách nhiệm.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay đang phát triển loại hình giao nhận vận chuyển hàng công trình phục vụ các công trình xây dựng lắp đặt cơ sở hạ tầng của các công ty liên doanh tại Việt Nam nh xây dựng nhà máy, khách sạn... Đây là loại hình đem lại doanh thu khá cao và siêu lợi nhuận cho các nhà giao nhận. Tuy nhiên loại dịch vụ này củng có khả năng rủi ro khá cao bởi vì trị giá hàng hoá của các máy móc thiết bị đợc đa vào Việt Nam chủ
yếu là máy mới công nghệ hiện đại có giá thành cao, nếu trong quá trìng vận chuyển mà để xảy ra h hỏng, đổ vỡ thì thiệt hại của ngời giao nhận không phải là nhổ mà thậm chí có thể vợt quá khả năng bồi thờng của anh ta. Vậy để khắc phục tình trạng này nên chăng ngời làm dịch vụ giao nhận nên xen xét việc mua bảo hiểm trách nhiệm cho từng loại dịch vụ mà anh ta cung cấp.
3.2. Các biện pháp nhằm giảm rủi ro và ngăn ngừa tổn thất
Bên cạnh việc tích cực phát triển bảo hiểm trách nhiệm cho mình để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì ngời giao nhận cần phải hiểu thêm những thiệt hại kiểu nh vậy là những tổn thất của xã hội, tất cả mọi ngời cùng phải gánh chịu khi tham gia mua bảo hiểm và đó là những gì rất lãng phí và đáng tiếc bởi lẽ nó hoàn toàn có thể không xảy ra. Nói nh thế có nghĩa là bên cạnh việc ngời bảo hiểm mua trách nhiệm cho mình thì anh ta cần phải có những biện pháp ngăn ngừa và giảm tổn thất.Việc làm đó có tác dụng làm giảm bớt sự thiệt hại lãng phí của xã hội và có tác dụng với ngay chính ngời giao nhận. Vậy nên, ngời giao nhận hoặc tổ chức giao nhận có thể áp dụng những biện pháp sau để hạn chế tới mức thấp nhất khả năng gặp phải rủi ro gây nên trách nhiệm:
- Tăng cờng công tác đào tạo cho ngời giao nhận: Ngời giao nhận vận tải quốc tế phải đợc đào tạo một cách có quy mô tinh thông không chỉ về nghiệp vụ giao nhận mà còn cần phải có kiến thức về thơng mại, tài chính, ngân hàng... để sử dụng chứng từ hợp pháp phù hợp với mục đích, t vấn cho khách hàng khi cần thiết, giúp đỡ khách hàng và những ngời ký hợp đồng phụ của mình hiểu và chấp nhận các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn mà anh ta phải thực hiện và có khả năng xử lý các tình huống bất thờng, giảm thiệt hại xuống tới mức tối đa, giải quyết khiếu nại bồi thờng có hiệu quả nhanh chóng.
- Lựa chọn các đối tác ký kết hợp đồng phụ của ngời giao nhận: Các đối tác ký kết hợp đồng phụ mà ngời giao nhận vận tải quốc tế sử dụng là các công ty làm dịch vụ theo từng công đoạn nh chủ tàu, thủ kho, những ngời điều hành vận tải đờng bộ nh ngời ký hợp đồng phụ... Ngời giao nhận vận tải quốc tế có nhiệm vụ ráp nối các công đoạn đó với nhau hết sức chặt chẽ để tạo thành một quá trình giao nhận hoàn chỉnh và chịu trách nhiệm trớc chủ hàng. Mỗi công ty làm dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm trong công đoạn của mình trớc ngời giao nhận vận tải quốc tế. Vì vậy, ngời giao nhận vận tải quốc
tế khi lựa chọn đối tác ký hợp đồng phụ nên khuyên họ mua bảo hiểm trách nhiệm đầy đủ.
- Ngời giao nhận có biện pháp an toàn, chống trộm cắp, cháy nổ... đối với kho, các phơng tiện giao hàng: Những ngời giao nhận lớn thờng có trong tay đầy đủ các phơng tiện phục vụ cho quá trình giao nhận, đó là: xe ô tô vận tải, kho bãi, chứa hàng, công cụ bốc xếp... Khi đó, anh ta không phải ký hợp đồng thuê dịch vụ nữa mà chỉ cần điều hành quá trình giao nhận với phơng tiện sẵn có. Nh vậy, ngời giao nhận sẽ phải đối mặt với tổn thất hàng hoá hoặc phơng tiện giao nhận trong quá trình thực hiện việc giao nhận. Do đó, điều thật cần thiết là anh ta nên trang trang bị thêm các hệ thống an toàn cho xe, kho tàng... để tránh bị tai nạn khi hoạt động đồng thời chống trộm cắp, cháy nổ... Làm việc đó ngời giao nhận có thể tốn kém hơn chút ít nhng anh ta lại có thể ngăn ngừa đợc nguy cơ tổn thất còn lớn hơn nhiều.
Tóm lại, thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho ngời giao nhận vận tải quốc tế là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc đề ra các biện pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận để khuyến khích ngời giao nhận mua bảo hiểm thì ngay bản thân ngời giao nhận cũng phải ý thức một điều rằng càng giảm đợc rủi ro thì lợi nhuận thu đợc càng cao không chỉ là những thu nhập hữu hình nh lãi thu đợc từ dịch vụ mà còn thu đợc lợi nhuận vô hình đó là việc nâng cao chất lợng dịch vụ cũng nh uy tín, kinh nghiệm cũng qua đó mà ngày cành tăng.
kết luận
Nhìn chung, sự ra đời và phát triển của loại hình bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận vận tải đánh dấu một bớc ngoặt vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành bảo hiểm nớc ta. Bản thân nó cũng có những tác động không nhỏ đến sự phát triển ngành giao nhận nói riêng và vận tải nói chung. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nớc ta trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy sự tồn tại, phát triển của loại hình bảo hiểm tơng đối mới mẻ này cũng nh các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề có liên quan xứng đáng đợc dành những quan tâm thích đáng. Có thể thấy Khoá luận đã đạt đợc một số kết quả chính sau:
* Khoá luận đã đề cập đến một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam đó là bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận.
* Trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan, Khoá luận đã nêu và phân tích vai trò, phạm vi trách nhiệm của ngời giao nhận và đi đến kết luận về sự cần thiết phải phát triển bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận tại Việt Nam.
* Hệ thống hoá các khái niệm, phạm vi bảo hiểm và các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận.
* Phân tích thực trạng và khả năng tiến hành bảo hiểm trách nhệm của ngời giao nhận ở Việt Nam.
* Đề xuất các biện pháp để triển khai và phát triển dịch vụ bảo hiểm này ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt đợc, còn một số vấn đề cần phải đợc tiếp tục nghiên cứu và phát triển tiếp nh:
* Những kinh nghiệm về loại hình bảo hiểm trách nhiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ các nớc khác trên thế giới.
* Những vấn đề cần lu ý khi ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm ng- ời giao nhận.
Các công ty bảo hiểm của Việt Nam ngay bớc đầu tham gia triển khai loại hình bảo hiểm mới mẻ này ngay trên thị trờng nội địa đã vấp phải những khó khăn về nhiều mặt: nghiệp vụ, cơ sở kỹ thuật, thông tin về khách hàng và
đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty liên doanh về bảo hiểm.
Chúng ta hy vọng và tin tởng rằng qua quá trình hoạt động, với những kinh nghiệm tích luỹ đợc cùng với nhứng đòi hỏi gay gắt của thị trờng và sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nớc, các công ty bảo hiểm Việt Nam sẽ hoàn toàn có khả năng tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa trong giai đoạn mới - giai đoạn triển khai, xây dựng và phát triển loại hình bảo hiểm trách nhiệm ngời giao nhận vận tải, thực hiện đợc mục tiêu đã đề ra nâng cao vị thế của ngành bảo hiểm cũng nh giao nhận vận tải trong nớc và trên thế giới, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nớc trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt:
[1] Thái Văn Cách _ BAOVIET với việc mở rộng quan hệ trong lĩnh vực tái bảo hiểm - Tạp chí Thơng mại số tháng 10/1995
[2] PGS. TS. Hoàng Văn Châu _ Vận tải - Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu _ NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1999
[3] PGS. TS. Hoàng Văn Châu _ TS. Vũ Sĩ Tuấn _ TS. Nguyễn Nh Tiến _ Bảo hiểm trong kinh doanh _ NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2002
[4] TS. Trơng Mộc Lâm _ Thị trờng bảo hiểm Việt Nam những hạn chế và triển vọng _ Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tháng 11/1997
[5] TS. Vũ Sỹ Tuấn _ Bảo hiểm trách nhiệm của ngời giao nhận - một loại hình bảo hiểm mới tại Việt Nam _ Tạp chí Kinh tế đối ngoại _ Số 4/2003
[6] Giáo trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá _ Dịch từ Manual on Feight Forwarding of ESCAP - Vietrans
[7] Lloyd's - Thị trờng bảo hiểm hàng đầu Thế kỷ XXI _ Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp số tháng 11/1997
[8] Luật Thơng mại Việt Nam (Điều 163, 164 - Mục 10 - Chơng II)
[9] Niên giám công thơng 1997-1998 ; 2001 - 2002 _ NXB Thống kê - năm 1998; 2002
[10] Quy tắc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngời giao nhận kho vận - Văn bản ban hành kèm theo Quyết định số 388/BH_PC97 ngày 22/02/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
[11] Từ điển giải nghĩa Kinh tế - Kinh doanh Việt Nam _ NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2002
Tài liệu Tiếng Anh
[12] Cover for Forwarders and Transport Operator - Through Transport Mutual Insurance AssociationLimited - Jan. 1989
[13] Insurance for Freight Forwarders and NVOCCs - Through Transport Mutual Insurance Association Limited - Jan.1989
[14] Jan Ramberg _ FIATA Model Rules for Freight Forwarding Services - FIATA, Switzerland
[15] SDR Protocol 1979 - Protocol of 1979 to amend the international convention of certain rules of law relating to Bills of Lading, 1924, as amended by the Protocol of 1968
[16] Visby Protocol 1968 - Protocol to amend the international convention for the unification of certain rules of law relating to Bills of Lading - 1968.