Xây dựng, ban hành các văn bản có tính Pháp luật và các chính sách văn hóa; tích cực đấu tranh chống lại các biểu hiện phản văn hóa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 78 - 86)

sách văn hóa; tích cực đấu tranh chống lại các biểu hiện phản văn hóa

* Về xây dựng, ban hành các văn bản có tính Pháp luật và các chính sách văn hóa

Trước hết, trong khn khổ Pháp luật hiện hành cần bám sát xây dựng, ban hành các văn bản có tính Pháp luật, Pháp lệnh, các văn bản Pháp quy, Nghị quyết, Chỉ thị … điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa cho phù hợp với tình hình mới. Ở các làng, xã cần bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định về lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi cơng cộng, v.v… sao cho phù hợp với tình hình của địa phương và đúng với Pháp luật hiện hành.

Khuyến khích nhân dân các xã, làng, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan, bệnh viện, trường học đóng trên địa bàn… xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh cơng cộng, bảo vệ mơi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp. Hồn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường cơng tác thanh tra văn hóa.

Ban hành và thực hiện tốt chính sách kinh tế trong văn hóa, nhằm gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời bảo đảm u cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để làm tốt vấn đề này cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:

Một là, thực hiện cơ chế mở rộng hoạt động sản xuất làng nghề, mở

rộng kinh doanh dịch vụ (hoạt động thể thao, dịch vụ văn hóa), tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật.

Hai là, cải tiến chế độ tài trợ, sáng tác nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật,

báo chí, xuất bản, quảng cáo; thuế đối với báo chí. Quảng cáo, trợ giá cho một số hình ảnh sản phẩm nghề có giá trị văn hóa cao, quảng bá hình ảnh sản phẩm trong và ngồi nước nhằm mục đích tuyên truyền đối nội, đối ngoại đảm bảo vừa tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh vừa giữ gìn, quảng bá nét văn hóa nghề truyền thống.

Ba là, quy định cụ thể chế độ cho các đơn vị đặc thù của ngành văn hóa

thư viện, trung tâm triển lãm, tu bổ di tích…) được hưởng mức thuế ưu đãi trong hoạt động kinh doanh (thuê đất, vốn vay ưu đãi, khấu hao cơ bản).

Bốn là, cho phép các thành phần kinh tế, kể cả tư nhân trong nước và

nước ngồi, thực hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với một số cơ sở hoạt động văn hóa của địa phương theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và tham gia tổ chức một số hoạt động văn hóa tinh thần vừa hiện đại, vừa giữ được nét truyền thống, có nội dung lành mạnh, bổ ích.

Cụ thể hóa chính sách văn hóa trong kinh tế, bảo đảm cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn với các mục tiêu giải pháp văn hóa, chăm lo con người, nêu cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa làm nghề.

Cụ thể hóa các chính sách văn hóa đối với tín ngưỡng, tơn giáo. Bởi vì, tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đang tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật. Ở những xã, làng nghề đồng bào theo các tơn giáo khác nhau, có những đặc điểm văn hóa khác nhau, cần nêu cao tinh thần công bằng, bác ái, hướng thiện của các tôn giáo vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau với nhân dân, với Tổ quốc và với sự nghiệp đổi mới hiện nay. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp đổi mới của địa phương và cách mạng nước ta.

Có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống (bao gồm cả văn hóa bác học và văn hóa dân gian). Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh,

các làng nghề, làng nghề truyền thống. Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống.

Có chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa. Nội dung này địi hỏi cần tăng nguồn vốn, đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chú trọng đầu tư hỗ trợ cho những tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ, đầu tư cho lực lượng chuyên nghiệp và cả cho phong trào quần chúng. Có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với các nghệ nhân, văn nghệ sĩ cao tuổi tiêu biểu, các mầm non nghệ thuật xuất sắc hoặc có năng khiếu và thiên hướng phát triển.

Sửa đổi chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình mới, có chính sách khuyến khích đối với lao động nghệ thuật và báo chí. Thành lập quỹ phát triển văn hóa và quỹ sáng tác để tạo thêm nguồn hỗ trợ tài chính cho xây dựng các tác phẩm, cơng trình nghệ thuật. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi các văn nghệ sĩ, nhà báo, cán bộ thông tin tun truyền (cả chun và khơng chun) gắn bó với cơ sở, với thực tiễn lao động sản xuất của làng nghề.

Cần có chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho các loại đối tượng xã hội đặc biệt như thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người già không nơi nương tựa, những người thuộc các dân tộc thiểu số, những người tàn tật … khi họ tham gia sáng tác và hưởng thụ văn hóa (trả thù lao cao hơn cho mỗi sáng tác của họ; miễn, giảm các hình thức thu lệ phí khi họ hưởng thụ các giá trị văn hóa).

Mở rộng, khuyến khích sáng tác sách, báo, văn hóa phẩm phản ánh thực tiễn cuộc sống, sản xuất của địa phương. Nâng công suất và thời lượng phát thanh, tuyên truyền, tăng cường trao đổi các đoàn, đội văn nghệ, nghệ thuật quần chúng, các cuộc giao lưu, thi đấu thể thao, thi tay nghề giữa các làng nghề ... Hình thành cơ chế phối, kết hợp, chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan và lực lượng làm cơng tác văn hóa - thơng tin, tuyên truyền, cổ động.

Cần tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Tỉ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn đầu tư cho văn hóa. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước và địa phương cho phát triển văn hóa.

Củng cố, hồn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến hoạt động văn hóa từ trên đến cơ sở, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp chức năng. Trong đó lấy trọng tâm là việc nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, đặc biệt là ở cơ sở là nòng cốt. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có đúng người, đúng việc, phù hợp năng lực chuyên môn. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ kế tiếp (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) có đầy đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới. Xây dựng quy chế và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ văn hóa cơ sở các cấp.

* Tích cực đấu tranh chống lại các biểu hiện phản văn hóa trong nhân dân

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay là một quá trình kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung, biện pháp, lực lượng giữa xây và chống.

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trên phạm vi cả nước nói chung và ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nói riêng, nhiệm vụ đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là một vấn đề quan trọng, cấp thiết của sự nghiệp cách mạng. Những tàn dư của văn hóa phong kiến, thực dân cũng như những nét văn hóa lạc hậu, bảo thủ của xã hội cũ như ma chay, cưới hỏi, lễ hội … để lại là những trở ngại không nhỏ cho cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới XHCN. Việc lợi dụng các lễ hội, tín ngưỡng, tơn giáo, sự thiếu hiểu biết của người dân … các thế lực thù địch với những mưu đồ sảo quyệt luôn ra sức tuyên truyền các tư tưởng phản động, hòng kích động quần chúng nhân dân, gây mâu

thuẫn dân tộc, tơn giáo …ở nhiều góc độ, phạm vi với nội dung, tính chất khác nhau ở các xã, làng nghề trong Huyện vẫn còn tồn tại, cần phải kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa, loại bỏ chúng ra khỏi đời sống văn hóa tinh thần của người dân nói chung và ở các làng nghề trong Huyện nói riêng.

Ở các làng nghề trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, trước ảnh hưởng của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, nhiều phong tục tập quán văn hóa tốt đẹp đang dần bị mai một như các giá trị về đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, quan hệ tình nghĩa làng xóm, họ hàng … Xu hướng coi trọng đồng tiền, lối sống thực dụng, bng thả, ngại khó, ngại khổ, khơng chịu rèn luyện, tu chí học hành … đang có biểu hiện gia tăng. Mặt khác, lợi dụng các phương tiện thông truyền thơng hiện đại như Internet, báo viết, báo hình … kẻ địch trong và ngoài nước đang ra sức tuyên truyền chống phá ta về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, làm cho một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh, thiếu niên ở các làng nghề sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, tha hóa lý tưởng niềm tin, bàng quan với thời cuộc và mục tiêu, con đường XHCN mà Bác Hồ và Đảng ta đã chọn. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phải đi đơi với chống lại những biểu hiện phản văn hóa, đặc biệt là làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Trong cuộc đấu tranh này, cần nắm vững quan điểm của Đảng ta là: “Khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa” [13, Tr.76]. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn thể nhân dân. Trên cơ sở các biện pháp cụ thể, hình thức phong phú phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân để nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết mọi mặt gắn với thực hiệt tốt cuộc vận động “Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời phải xây dựng các quy chế, quy định chặt chẽ trong thôn làng ,đảm bảo xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phịng nói chung và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề trong Huyện nói riêng.

KẾT LUẬN

Văn hóa nói chung và văn hóa tinh thần nói riêng có vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”[13, tr.26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ vai trò quan trọng của đời sống văn hóa tinh thần, từ yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay và những hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương trong thời gian qua mà việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay càng trở lên cấp thiết.

Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về văn hóa, văn hóa tinh thần, tác giả đã làm rõ các khái niệm văn hóa, văn hóa tinh thần, đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay làm cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận văn.

Đời sống văn hóa tinh thần có vai trị quan trọng trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Vai trị đó được biểu hiện trên nhiều nội dung, tạo lên bộ mặt đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú của xã hội ta. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm kinh tế - xã hội chi phối đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, phân tích thực

trạng những biểu hiện tích cực cũng như những hạn chế và nguyên nhân của nó trong sự vận động phát triển của xã hội. Từ đó đề xuất mục tiêu, nội dung và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Các

giải pháp đó là: Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; Phát huy vai trị của văn hóa; tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa tinh thần; Xây dựng, ban hành các văn bản có tính Pháp luật và các chính sách văn hóa; tích cực đấu tranh chống lại các biểu hiện phản văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Những giải pháp này là một thể thống nhất, cần phải tiến hành đồng thời, khơng được xem nhẹ giải pháp nào. Có như vậy mới góp phần xây dựng và ngày càng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề của Huyện hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu vấn đề đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay là vấn đề khó, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, địi hỏi phải cơng phu, nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu. Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề này cần phải được tiếp tục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 78 - 86)