của chính quyền địa phương trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay
Chức năng hàng đầu của đời sống văn hóa tinh thần là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần và giáo dục con người bằng văn hóa. Để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi phải nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước, sự năng động tích cực của các cơ quan chức năng, cán bộ chuyên trách từ huyện đến xã, làng cũng như sự tham gia tự giác của mọi người dân trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương. Quá trình này nhất thiết phải được xây dựng có kế hoạch, có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và chính quyền, được triển khai
thực hiện một cách chu đáo, tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa, các cấp bộ đảng trong Huyện phải nhận thức sâu sắc và đặt ra yêu cầu cao cho phát triển văn hóa là:
Nhận thức đúng đắn về vai trị đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trong xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã chỉ rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển” [13, tr.76]. Quán triệt tinh thần đó, các cấp ủy đảng huyện Nam Sách cần luôn xác định bên cạnh việc chăm lo phát triển văn hóa tinh thần phải khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa với các biểu hiện tiêu cực, phản văn hóa, các thế lực phản động.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ trên cơ sở tự giác cao với mục đích đúng đắn. Đồng thời các cấp bộ đảng, chính quyền các cấp trong Huyện phải ln đi sát, nắm chức tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp các cơ quan cấp trên thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng. Hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với ngành văn hóa trong q trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực văn hóa của Huyện nói chung và ở các làng nghề nói riêng.
Phát huy vai trị của các đồn thể quần chúng của huyện, xã, làng trong việc các tổ chức sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần cũng như vận động quần chúng, giới trí thức, văn nghệ sĩ thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát
triển văn hóa, làm chủ đời sống văn hóa tinh thần trong các làng nghề của huyện Nam Sách.
Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Phải đặt việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong tồn xã hội, để nó trở thành một việc làm thường xuyên, tự giác. Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên, ở các bậc cha mẹ, ở các thầy cô giáo. Các tổ chức và các cán bộ, đảng viên trong bộ máy lãnh đạo, quản lý cũng như đoàn thể các cấp trong toàn Huyện phải phát huy tốt khả năng, vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hay các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ở các làng nghề của Huyện hiện nay.
Quan tâm chăm lo, giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, có chính sách trọng dụng người tài, các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm trong các làng nghề. Làm tốt công tác kiểm tra của Đảng trong việc xem xét tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở các Chi bộ làng nghề.
Để quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên, các cấp ủy và tổ chức đảng nghiêm túc xem xét trách nhiệm lãnh đạo của mình, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, đồng thời phải đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương IV, Khóa XI của Đảng vừa qua, tiến hành sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong toàn đảng và bộ máy nhà nước từ huyện đến xã, thôn làng, trước hết là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý. Kết quả nghiên cứu, quán triệt nghị quyết phải được
thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành, trong việc phát huy vai trò gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa của cán bộ, đảng viên.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng XHCN của nước ta, là nhiệm vụ có tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải có ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao. Tinh thần này phải được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Thực tiễn ở các làng nghề của Huyện những năm qua cho thấy, mặc dù có nhiều cố gắng ở một số lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội, song trong công tác tổ chức lãnh đạo xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của các cấp ủy đảng và chính quyền ở cơ sở chưa phát huy đầy đủ vai trò và khả năng của mình theo yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới.
Để khắc phục tình trạng đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong Huyện cần có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, rành mạch, đồng thời đảm bảo sự liên kết, phối hợp đồng bộ, tránh làm việc chồng chéo hoặc giao phó cho đơn vị và cá nhân chuyên trách, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giảm sát …để cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại. Cụ thể, cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đảng uỷ, UBND các cấp trong Huyện cần có sự phối hợp xây dựng một hệ thống các thể chế, chính sách phù hợp, đề ra những biện pháp thực hiện cụ thể, sát thực tiễn, có sự liên kết chặt chế, đồng bộ giữa các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đồn thể từ huyện, xã đến các đơn vị cơ sở làng nghề. Trong đó, Đảng giữ vai trị lãnh đạo, bảo đảm mọi hoạt
động ln tn thủ theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế - xã hội; chính quyền có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt tới mục tiêu đã đề ra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động, xử lý kịp thời những sai phạm, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra; các tổ chức chính trị - xã hội phải làm tốt cơng tác vận động quần chúng, giải thích, động viên, thuyết phục, kêu gọi, tổ chức các hình thức thi đua, các phương thức hoạt động thực hiện nhiệm vụ cách mạng của quần chúng. Trong sự liên kết phối hợp giữa đảng và chính quyền, các cấp ủy đảng của Huyện phải luôn luôn trực tiếp đi sâu, đi sát phong trào, kịp thời đề ra những biện pháp sát hợp, uốn nắn những sai phạm, khơi dậy và phát huy những nhân tố tích cực của phong trào, đồng thời còn phải quan tâm giúp đỡ các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, hỗ trợ giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Huyện nói chung và ở các làng nghề nói riêng.
Có thể nói, tồn bộ những thành tựu và khuyết điểm của công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ln gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động của Đảng mà trực tiếp là các cấp ủy đảng xã, thôn làng nghề. Hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song nhân tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đó chính là vai trị lãnh đạo của các cấp ủy đảng từ huyện đến xã, thôn làng nghề.
Chú trọng giáo dục, bổ túc nâng cao trình độ nhận thức, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lĩnh vực văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Đây là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết. Làm tốt cơng tác này, các cấp ủy đảng và chính quyền trong Huyện mới định ra được những chủ trương đúng đắn, thực hiện tốt công tác tuyên truyền
giáo dục giúp nhân dân nhận thức đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, xã, thôn nào, cơ sở nào có sự lãnh đạo quản lý chặt chẽ của cấp ủy đảng và chính quyền thì nơi đó hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đạt được kết quả tốt. Nguyên do ở chỗ, khi mà cấp ủy đảng và chính quyền thực sự quan tâm đến hoạt động này thì hàng loạt điều kiện thuận lợi sẽ nảy sinh như: tình hình thực trạng được điều tra kỹ; ngân sách chi cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần được bảo đảm; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa thơng tin được triển khai thực hiện tốt; các chế độ, chính sách khuyến khích được áp dụng kịp thời, thỏa đáng đối với các cán bộ chun trách văn hóa thơng tin các cấp.
Trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, Đảng không can thiệp vào các hoạt động cụ thể, không làm thay chức năng quản lý nhà nước nhưng Đảng không dừng lại ở việc chỉ ra các quan điểm và đường lối chính sách mà từ quan điểm đường lối chung, Đảng phải chỉ đạo cả quá trình triển khai quan điểm và đường lối chung đó trong thực tiễn.
Phát huy vai trị mang tính quyết định của cấp ủy, chính quyền xã, thôn làng nghề trong việc đưa chủ trương xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vào cuộc sống thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách văn hóa. Các cấp ủy đảng, chính quyền của Huyện cần nắm vững và sử dụng Luật pháp như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương. Đó là hệ thống các Văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, các Văn bản pháp quy ... về văn hóa để điều chỉnh các hoạt động văn hóa tinh thần.
Ở gần với các làng nghề như các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, doanh trại bộ đội ... Đảng bộ và chính quyền huyện
cần hướng dẫn và khuyến khích, kết hợp các bên có liên quan xây dựng những quy ước về nếp sống, sinh hoạt, phong cách làm việc, ứng xử, giao tiếp ... để hình thành một mơi trường cơng tác, học tập sâu rộng, thống nhất, lành mạnh, có kỷ cương.
Từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kết hợp với nhận thức về xây dựng văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần trong tình hình mới có thể thấy, việc nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo quản lý của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong xây dựng đời sống văn hóa là hết sức quan trọng và cần thiết. Đảng ta đã khẳng định: “Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng , trong bộ máy Nhà nước” [7, tr.49]. Hoạt động đó sẽ tạo ra những tấm gương sáng, những điểm sáng văn hóa và những giá trị văn hóa cho nhân dân học tập, noi theo.