Nội dung xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 56 - 60)

huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay

Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; căn cứ chủ trương, mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, căn cứ vào nội dung của cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và chủ trì; căn cứ vào tiêu chuẩn “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” mà Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã ban hành cũng như các văn bản hướng dẫn của tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách; từ thực tế khảo sát đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cho thấy việc xây đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay, cần thực hiện những nội dung sau:

Một là, tổ chức xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa, tạo điều kiện

cho việc tiến hành các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú mà cụ thể là phải tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đáp ứng

được nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng, ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân trong thôn, làng nghề; các tổ chức văn hóa, các câu lạc bộ văn hóa hoạt động đều đặn, có hiệu quả, thu hút được nhiều người hưởng ứng, tham gia không chỉ thưởng thức mà cịn sáng tạo các giá trị văn hóa.

Hai là, nắm bắt các nhu cầu văn hóa của nhân dân, trên cơ sở đó tổ

chức được nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục phổ biến, chuyển giao khoa học kỹ thuật với những hình thức hoạt động phù hợp, phong phú đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân ở thơn, làng nghề về thơng tin, dân trí, khoa học kỹ thuật, chăm sóc bảo vệ trẻ em, giáo dục thanh niên về tư tưởng, đạo đức, lối sống và phòng chống tệ nạn xã hội …

Ba là, tạo ra những điều kiện thuận lợi để tổ chức được nhiều hoạt động

thiết thực, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh, cảnh quan mơi trường với những hình thức đa dạng, phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc, địa phương như yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hiếu học, cần cù lao động và sáng tạo, nhân ái, bao dung…

Bốn là, làm cho phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, phong trào “

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa”… phát triển và đi vào nề nếp, thu hút được đông đảo nhân dân quan tâm và tham gia, ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Làng phải đạt được danh hiệu “làng văn hóa” với cấp ngày càng cao hơn và luôn giữ được danh hiệu đó. Ngày càng có nhiều gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tiến tới 100% gia đình trong thơn, làng nghề đều đạt danh hiệu và giữ được danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Năm là, tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đối với mọi

kết, thân ái, quan hệ đảng, chính quyền và dân gắn bó tin tưởng, dân chủ, kỷ cương; lối sống, nếp sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên hiện đại những văn minh, lịch sự, thanh lịch, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Để có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, hiện đại, văn minh ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay theo những nội dung trên phải trải qua một q trình xây dựng lâu dài và địi hỏi sự nỗ lực cao độ của các cấp chính quyền, các ban ngành đồn thể và toàn thể nhân dân dựa trên những điều kiện, tiền đề cơ bản vững chắc mới có thể thành cơng. Những điều kiện, tiền đề cơ bản cần có, đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vật chất của các

tầng lớp nhân dân. Khơng thể xây dựng được đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú hiện đại, văn minh nếu đời sống kinh tế khơng phát triển, dân nghèo đói. Kinh tế khơng phát triển thì khơng có cơ sở, tiền đề vật chất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, giáo dục…

Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật (điện,

đường, trường, trạm …) xây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa (nhà văn hóa thơn, thư viện, trạm phát thanh, thông tin, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, sân vận động, các qui chế, qui ước…). Khơng có cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa phù hợp, đồng bộ, chất lượng tốt thì khơng thể tổ chức được các hoạt động văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân được.

Thứ ba, các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể cần quan tâm đầu tư,

quản lý và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa và văn nghệ, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao ở trong thôn, làng nghề, đặc biệt là tạo điều kiện, khuyến khích, định hướng hoạt động của các tổ chức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phù hợp với tính chất tự nguyện tự tổ chức của chính quần chúng nhân dân. Ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay xuất hiện rất nhiều các tổ chức, hội, đội hoạt động với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như

Hội Sinh vật cảnh, Hội Đồng ngũ; các đội văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao hoạt động dưới hình thức các câu lạc bộ ... Phải nói rằng các câu lạc bộ, hội, đội này đáp ứng khá tốt nhu cầu văn hóa, tinh thần đa dạng của các tầng lớp nhân dân làng nghề. Các tổ chức này rất cần được chính quyền đồn thể quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích, quản lý để nó hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn,đạt được cả yêu cầu chung, riêng.

Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa thơng tin khơng chỉ cấp xã mà ở cả cấp thôn. Cấp xã hiện nay, cán bộ văn hóa thơng tin đã được cơng chức hóa, nhưng phần lớn là chưa được đào tạo bài bản, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, trong tương lai cấp thơn cũng cần có cán bộ văn hóa thơng tin chun trách, được đào tạo và được cơng chức hóa. Suy cho cùng đời sống văn hóa tnh thần của nhân dân các thơn làng có phong phú, lành mạnh hay khơng phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, mà đặc biệt là bí thư chi bộ, trưởng thơn, cán bộ văn hóa thơng tin và trưởng các đồn thể ở thơn, làng nghề.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế và những biện pháp thiết thực có hiệu quả nhằm

ngăn chặn những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, mặt trái của tồn cầu hóa, đơ thị hóa; ngăn chặn âm mưu “Diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch. Xác định, xây mà không đi đôi với chống thì xây cũng khơng có hiệu quả.

Thứ năm, cần có những biện pháp khuyến khích, động viên đơng đảo các

tầng lớp nhân dân trong thôn tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy mọi nguồn lực trong dân. Thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, giáo dục”. Thực sự làm cho sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

Mục tiêu làm cho mỗi thơn, làng có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, văn minh, hiện đại cần phải thực hiện đầy đủ các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay. Để thành công, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể, thiết thực và trong quá trình thực hiện phải theo quy luật khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể; phải đặc biệt chú trọng tới các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề của Huyện.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng nghề huyện nam sách, tỉnh hải dương hiện nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w